Có những cặp kim loại sau đây tiếp xúc với nhau, khi xảy ra sự ăn mòn điện hóa thì trong cặp nào sắt không bị ăn mòn :
Câu A. Fe-Sn
Câu B. Fe-Zn Đáp án đúng
Câu C. Fe-Cu
Câu D. Fe-Pb
Đáp án : B Sắt không bị ăn mòn khi sắt ở cực dương.
Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. Tìm công thức đơn giản nhất của X.
Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là CO2 (a mol) và N2 (b mol)
Ta có mhỗn hợp khí = mCO2 + mN2 = 44a + 28b = 1,6
a = 0,03 mol; b = 0,01 mol.
- Đặt X là CxHyOzNt
nC = nCO2 = 0,03 mol.
nN = 2 × nN2 = 2 × 0,01 = 0,02 mol.
mH2O = mX + mO2 - mCO2 - mH2O = 1,52 + 0,025 × 32 - 0,03 × 44 - 0,01 × 28 = 0,72 gam.
nH = 2 × nH2O = 2 × 0,72/18 = 0,08 mol.
nH2O = nO trong CO2 + nO trong H2O = 0,03 × 2 + 0,04 - 0,025 × 2 = 0,05 mol.
Ta có x: y: z: t = nC: n :H nO: nN = 0,03: 0,08: 0,05: 0,02 = 3: 8: 5: 2
Vậy CTĐGN là C3H8O5N2
a) Dựa vào vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy nêu rõ trong các nguyên tố sau đây những nguyên tố nào có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
Si, P, Cl, S, C, N, Se, Br.
b) Những nguyên tố nào sau đây có cùng cộng hóa trị trong các hợp chất khí với hiđro.
P, S, F, Si, Cl, N, As, Te.
a) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong các oxit cao nhất:
RO2 : Si, C
R2O5: P, N
RO3: S, Se
R2O7: Cl, Br
b) Những nguyên tố có cùng cộng hóa trị trong hợp chất khí với hidro:
RH4: Si
RH3: N, P, As
RH2: S, Te
RH: F, Cl
Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau một thời gian thu được 10,44 g chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X bằng HNO3 đặc nóng thu được 4,368 lít NO2 (đktc). Xác định giá trị của m.
Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 (10,44 gam) --+HNO3--> NO2, Fe3+
Áp dụng định luật bảo toàn electron cho cả quá trình:
Fe3+ --+CO--> FeX --+HNO3--> Fe3+
C2+ → 4+ + 2e
a 2a mol
N5+ + 1e → N+4
0,195 mol
BTe => 2a = 0,195 => a = 0,0975 (mol)
=> nCO = 0,0975 mol = nCO2
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mFe2O3 +mCO phản ứng= mX + mCO2
=> mFe2O3 = 10,44 + 0,0975. (44 - 28) = 12g
Hãy giải thích:
a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.
b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.
b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.
Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt: H2NCH2COOH, CH3COOH, C2H5NH2 ta dùng thuốc thử nào sau đây?
Câu A. Dung dịch HCl.
Câu B. Dung dịch NaOH.
Câu C. Natri.
Câu D. Quỳ tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet