Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ phần trăm của dung dịch tạo thành khi hòa tan 39 g kali kim loại vào 362 g nước bằng bao nhiêu?


Đáp án:

K + H2O → KOH + 1/2 H2

Số mol K: nK = 39/39 = 1(mol)

Số mol KOH: nKOH = nK = 1(mol)

Khối lượng KOH là mKOH = 56.1 = 56 (g)

Số mol H2: nH2 = 1/2 nK= 0,5(mol)

Khối lượng dung dịch là mdd = 39 + 362 – 0,5.2 = 400 (g)

Nồng độ C%KOH = 56/400 .100% = 14%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó chiếm bao nhiêu?


Đáp án:

Độ dinh dưỡng 55% ⇒ %K2O = 55%

2KCl           →           K2O

149           →           94 (gam)

55%. 149/94 = 87,18%           ←           55%

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết chung về peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Từ 3 α-amino axit: glyxin, alanin, valin có thể tạo ra mấy tripeptit mạch hở trong đó có đủ cả 3 α- amino axit ?


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 6

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử H, Li, Na, K, Ca, Mg, C, Si, O


Đáp án:

Cấu hình electron của các nguyên tử:

H (Z = 1): ls1.

Li (Z = 3): ls22s1.

Na (Z = 11): ls22s22p63s1.

K (Z = 19): ls22s22p63s23p64s1.

Ca (Z = 20): ls22s22p63s23p64s2.

Mg (Z = 12): ls22s22p63s2.

C (Z = 6): ls22s22p2.

Si(Z= 14): ls22s22p63s23p2.

O (Z = 8): ls22s22p4.

Số electron lớp ngoài cùng:

- Nguyên tử H, Li, Na, K đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử Ca, Mg đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử C, Si có 4 electron ở lớp ngoài cùng.

- Nguyên tử O có 6 electron ở lớp ngoài cùng.

Xem đáp án và giải thích
Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dãy các chất tác dụng được với oxit bazơ Na2O là:


Đáp án:
  • Câu A. H2O, SO2, HCl

  • Câu B. H2O, CO, HCl

  • Câu C. H2O, NO, H2SO4

  • Câu D. H2O, CO, H2SO4

Xem đáp án và giải thích
phản ứng oxi hóa – khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây vừa là phản ứng phân hủy, vừa là phản ứng oxi hóa – khử?

Đáp án:
  • Câu A. NH4NO2 → N2 + 2H2O

  • Câu B. CaCO3 → CaO + CO2

  • Câu C. 8NH3 + 3Cl2 → N2 + 6NH4Cl

  • Câu D. 2NH3 + 3CuO → N2 + 3Cu + 3H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…