Bài thực hành 2: Một số tính chất của amin, amino axit và protein
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 2: Một số tính chất của amin, amino axit và protein


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Phản ứng brom hóa anilin

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch anilin bão hòa + 1ml nước brom bão hòa.

    + Lắc đều, quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Mất màu nước brom, xuất hiện kết tủa trắng.

- Giải thích: do xảy ra phản ứng thế nhân thơm của anilin với Br2 tạo kết tủa 2,4,6-tribromanilin.

2. Thí nghiệm 2: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 1ml dd glyxin 2%.

    + Nhúng giấy quỳ vào ống nghiệm, quan sát.

- Hiện tượng: Giấy quỳ không đổi màu.

- Giải thích: Phân tử glyxin( H2N-CH2-COOH) có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như trung tính dó đó không làm quỳ tím đổi màu.

3. Thí nghiệm 3: Phản ứng màu của protein với Cu(OH)2

- Tiến hành TN:

    + Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein (lòng trắng trứng).

    + Thêm tiếp 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt CuSO4 2%.

    + Lắc đều, quan sát.

- Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

- Giải thích: Cu(OH)2 (tạo từ phản ứng CuSO4 + NaOH) đã phản ứng với 2 nhóm peptit (CO-NH) cho sản phẩm màu tím đặc trưng (màu biure).

PTHH: CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5. Viết phương trình phản ứng của các oxit đó với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các oxit sau: CO2, SO2, P2O5. Viết phương trình phản ứng của các oxit đó với nước và gọi tên sản phẩm tạo thành?


Đáp án:

CO2 + H2O → H2CO3

Axit cacbonic

SO2 + H2O → H2SO3

Axit sunfurơ

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Axit photphoric

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

Trong bảng tuần hoàn có gần 90 nguyên tố kim loại, chúng nằm ở các vị trí như sau:

Nhóm IA (trừ hiđro) và nhóm IIA.

Nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần của các nhóm IVA, VA, VIA.

Các nhóm B từ IB đến VIIIB.

Họ lantan và họ actini được xếp riêng thành hai hàng ở cuối bảng.

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất của nhôm và hợp chất của nhôm


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Phản ứng của Al với dd CuSO4

- Tiến hành TN:

    + Dùng giấy ráp đánh sạch lớp Al2O3 phủ bên ngoài lá nhôm

    + Nhúng lá nhôm vào dd CuSO4

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có kết tủa màu đỏ bám vào lá nhôm. Màu xanh của dung dịch nhạt dần.

- Giải thích: Al có tính khử mạnh đã khử ion Cu2+ thành Cu (đỏ) bám vào lá nhôm và tạo ion Al3+ không màu nên màu xanh của dd nhạt dần

PTHH:

2Al + 3Cu2+ → 3Cu + 2Al3+

Thí nghiệm 2: Phản ứng của Al với dd NaOH

- Tiến hành TN

 

  + Cho vài mảnh nhôm vào ống nghiệm

    + Rót vào ống nghiệm 2-3ml dd NaOH

- Hiện tượng: Lá nhôm tan dần, có sủi bọt khí không màu.

- Giải thích: Do tính lưỡng tính của nhôm oxit và nhôm hidroxit .

Trước tiên: màng bảo vệ Al2O3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4]

Sau đó Al khử H2O

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2

Và màng Al(OH)3 bị phá hủy trong dd kiềm

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Quá trình liên tục như vậy cho đến khi Al tan hết. Do đó có thể viết gộp PTHH:

2Al + 2NaOH + 6H2O → 2Na[Al(OH)4] + 3H2

Thí nghiệm 3: Điều chế Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Rót 3ml dd muối nhôm AlCl3 vào ống nghiệm

    + Nhỏ từng giọt dd NaOH loãng, lắc đều ống nghiệm tới khi tạo thành kết tủa

- Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa keo trắng

- Giải thích: Kết tủa đó là Al(OH)3

Phải cho từng giọt dd NaOH do Al(OH)3 có tính lưỡng tính, có thể tan trong NaOH dư.

PTHH: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl

Thí nghiệm 4: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3

- Tiến hành TN:

    + Chia chất lỏng có lẫn kết tủa Al(OH)3 ở trên vào 2 ống nghiệm

    + Nhỏ vào ống nghiệm 1 vài giọt dd axit, nhỏ vào ống nghiệm thứ 2 vài giọt dd bazo.

- Hiện tượng: Cả 2 ống nghiệm kết tủa đều ta và tạo dung dịch trong suốt

- Giải thích: Do Al(OH)3 có tính lưỡng tính nên tác dụng được cả với axit và bazo

PTHH: Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

Xem đáp án và giải thích
Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.


Đáp án:

1g xăng có:

mC6H4 = 0,43 g ⇒ nC6H4 = 0,43/86 mol

mC7H16 = 0,495 g ⇒ nC7H16 = 0,495/100 mol

mC5H12 = 0,018 g ⇒ nC5H12 = 0,018/72 mol

mC8H18 = 0,057 g ⇒ nC8H18 = 0,057/114 mol

PTHH tổng quát:

CnH2n+2      +       ((3n+1)/2)O2       ---t0--->   nCO2 + (n+1)H2O

=> nO2 = 19/2.0,43/46  + 11.0,495/100   +  8.0,018/72  +  25/2.0,057/114 = 0,1102 mol

⇒ Thể tích không khí tối thiểu cần dùng là:  5. 0,1102 .22,4 = 12,325 lít

=> nCO2 = 6.0,43/86  +  7.0,495/100  +  5.0,018/72  +  8.0,057/114 = 0,0699 mol

VCO2= 0,0699 . 22,4 = 1,566 lít

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định đồng phân của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

C4H8O2 có số đồng phân este là:


Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 7

  • Câu C. 6

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…