Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử nguyên tố X có tổng số hạt (proton, nowtron, electron) là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25 hạt. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của X là gì?


Đáp án:

Tính ra X có 35 electron trong nguyên tử.

Cấu hình nguyên tử của X là 1s22s22p63s23p63d104s24p5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất? c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?


Đáp án:

) Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm sắt và nhôm

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2     (1)

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2     (2)

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2     (3)

Ta có nFe = a/56; nZn = a/65; nAl = a/27

Theo pt nH2 (1) = nZn = a/65 mol

Theo pt nH2 (2) = 3/2.nAl = a/18 mol

Như vậy ta nhận thấy a/18>a/56>a/65 

⇒ nH2 (3) > nH2 (2) > nH2 (1)

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm

c) Nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất . Tên gọi của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất . Tên gọi của X là gì?


Đáp án:

nCO2 > nH2O ⇒ Hiđrocacbon là ankan CnH2n+2

nankan = nH2O – nCO2 = 0,022 ⇒ n = 5. X là C5H12

X tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 thu được 1 sản phẩm duy nhất ⇒ X là: 2,2-đimetylprotan

Xem đáp án và giải thích
Nhựa bakelit được chế tạo từ poli (phenol-fomanđehit) có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong vật liệu điện. Viết sơ đồ tổng hợp nhựa poli(phenol- iomanđehit) từ các sản phẩm của khí thiên nhiên và dầu mỏ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhựa bakelit được chế tạo từ poli (phenol-fomanđehit) có rất nhiều ứng dụng đặc biệt là trong vật liệu điện. Viết sơ đồ tổng hợp nhựa poli(phenol- iomanđehit) từ các sản phẩm của khí thiên nhiên và dầu mỏ.


Đáp án:

 Từ khí thiện nhiên có metan ; trong sản phẩm chế biến dầu khí có propilen ; dầu mỏ có benzen.

Sơ đồ : Benzen → Cumen (isopropylbenzen) → Phenol (A) + Axeton Metan → Metanol → Fomandehit (B)

n(A) + n(B) → Poli(phenol - fomandehit).




Xem đáp án và giải thích
Khối lượng tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 60,0 gam kết tủa và dung dịch X. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Giá trị của m là.

Đáp án:
  • Câu A. 108,0 gam

  • Câu B. 86,4 gam

  • Câu C. 75,6 gam

  • Câu D. 97,2 gam

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ) a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra. b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe. c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)

a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.

c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.


Đáp án:

nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol

Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam

⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)

Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol

⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol

c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.

CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…