Có ba bình không ghi nhãn, mỗi bình đựng một trong các dung dịch NaCl, NaBr và NaI. Chỉ dùng hai thuốc thử (không dùng AgNO3), làm thế nào để xác định dung dịch chứa trong mỗi bình? Viết phương trình hóa học.
Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử và cho một ít hồ tinh bột vào 3 mẫu thử trên, tiếp tục cho nước clo lần lượt vào 3 mẫu thử.
- Mẫu thử chuyển sang vàng là mẫu NaBr.
Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2
- Mẫu thử có xùất hiện màu xanh là mẫu NaI. Do I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
- Mẫu không có hiện tượng là NaCl.
Hãy tìm thể tích của những lượng khí sau ở đktc:
a) 0,05 mol phân tử O2; 0,15 mol phân tử H2; 14 mol phân tử CO2.
b) Hỗn hợp khí gồm có: 0,75 mol CO2; 0,25 mol N2; và 0,5 mol O2.
c) 0,02 mol của mỗi chất khí sau: CO, CO2, H2, O2.
a) VO2 = nO2.22,4 = 0,05.22,4= 1,12(l)
VH2 = nH2.22,4= 0,15.22,4= 3,36(l)
VCO2 = nCO2.22,4=14.22,4 = 313,6(l)
b) Vhh = 22,4(nO2+ nH2 + nO2) = 22,4(0,75 + 0,25 + 0,5) = 33,6(l)
c) Ở điều kiện tiêu chuẩn 0,02 mol của các chất khí đều có thể tích bằng nhau:
VCO = VCO2 = VH2=VO2 = 0,02 . 22,4 = 0,448(l)
Đốt cháy 11,9 gam hỗn hợp gồm Zn, Al trong khí Cl2 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 40,3 gam hỗn hợp muối. Thể tích khí Cl2 (đktc) đã phản ứng là bao nhiêu?
Bảo toàn khối lượng: nCl2 = {40,3 - 11,9}/71 = 0,4 mol
⇒ V = 0,4 . 22,4 = 8,96l
Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.
FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.
FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.
MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl
- Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.
- Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH
⇒ dung dịch AlCl3.
AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl
Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]
- Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.
KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O
Oleum là gì?
a) Hãy xác định công thức của oleum A, biết rằng sau khi hòa tan 3,38 gam A vào nước, người ta phải cùng 800ml dung dịch KOH 0,1M để trung hòa dung dịch A.
b) Cần hòa tan bao nhiêu gam oleum A vào 200 gam nước để được dung dịch H2SO4 10%?
Oleum là dung dịch H2SO4 98% hấp thụ SO3 được oleum H2SO4.nSO3
H2SO4+ nSO3 → H2SO4.nSO3
a) Xác định công thức oleum.
H2SO4 + 2KOH ---> K2SO4 + 2H2O (1)
0,04 0,08
Ta có: nKOH= 0,8.0,1 = 0,08 (mol)
Khi hòa tan oleum vào nước có quá trình:
H2SO4. nSO3 + nH2O → (n + 1) H2SO4 (2)
Từ (2) và đề bài, ta có: (98 + 80n)/3,38 = (n+1)/0,04
Giải ra được n = 3. Vậy công thức phân tử oleum là: H2SO4. 3SO3.
b) Gọi a là số mol oleum H2SO4. 3SO3
Moleum = 98 + 240 = 338 u => moleum = 338a
Khi hòa tan oleum vào nước có phản ứng sau:
H2SO4.3SO3 + 3H2O → 4H2SO4
1 4
a 4a
Khối lượng H2SO4 khi hòa tan a mol oleum: 98.4a = 392a
392a/(338a + 200) = 10/100 => a = 0,0558 mol
Vậy moleum phải dùng = 338.0,0558 = 18,86 (gam)
Dãy các chất đều làm quỳ tím ẩm hóa xanh là:
Câu A. natri hidroxit, amoni clorua, metylamin
Câu B. amoniac, natri hidroxit, anilin
Câu C. ammoniac, metylamin, anilin
Câu D. metylamin, amoniac, natri axetat
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip