X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 X là este đơn chức, không có phản ứng tráng bạc. Axit cacboxylic Y là đồng phân của X. Trong phân tử X và Y đều có vòng benzen. Cho 0,2 mol hỗn hợp X, Y tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Z chứa ba muối. Đốt cháy hoàn toàn muối trong Z, dẫn khí thoát ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 142,5 gam kết tủa. Tính khối lượng muối cacboxylat trong dung dịch Z?


Đáp án:

X và Y là đồng phân nên đặt số nguyên tử C của X và Y là n.

nNaOH = 0,35 mol → nNa2CO3 = 0,175 mol

nCaCO3 = 1,425 mol

BTNT C: 0,2n = 0,175 + 1,425 → n = 8.

Z chứa 3 muối nên X là este của phenol. Đặt số mol của X, Y lần lượt là x, y.

x + y = 0,2 và nNaOH = 2x + y = 0,35

=> x = 0,15 và y = 0,05

X không tham gia phản ứng tráng gương nên X là CH3COOC6H5

→ Y là C7H7COOH.

Muối cacboxylat gồm CH3COONa (0,15 mol) và C7H7COONa (0,05 mol).

→ mmuối = 20,2g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Các α–amino axit đều có


Đáp án:
  • Câu A. khả năng làm đổi màu quỳ tím

  • Câu B. đúng một nhóm amino

  • Câu C. ít nhất 2 nhóm –COOH

  • Câu D. ít nhất hai nhóm chức

Xem đáp án và giải thích
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O: mCO2 = 33:88 . Tìm công thức phân tử của X


Đáp án:

Ta có: mH2O: mCO2 = 33:88 ⇒ H: C = 66/18: 88/44 = 11: 6

⇒ X là C12H22O11.

Xem đáp án và giải thích
Axit béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit stearic tác dụng với glixerol. Số triglixerit tối đa tạo thành là:

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Cho một mẫu kim loại Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một mẫu kim loại Na-Ba tác dụng với nước (dư), thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Thể tích dung dịch H2SO4 2M cần dùng để trung hoà dung dịch X là bao nhiêu?


Đáp án:

Phản ứng: M + nH2O → M(OH)n + n/2 H2

Nhận xét: nOH- = 2nH2

Do đó: ta tính được nOH- = 2nH2 = 0,3 mol

Từ phản ứng trung hoà: nOH- = nH+ = 0,3 mol

Thể tích H2SO4 2M cần dùng là 75 ml

Xem đáp án và giải thích
Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có [OH- ]= 1,5.10-5. Môi trường của dung dịch này là gì?


Đáp án:

- Từ [OH-]= 1,5.10-5 (M) suy ra:

Vậy môi trường của dung dịch là kiềm.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…