Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu các phương pháp luyện thép và cho biết ưu điểm, nhược điểm của mỗi phương pháp.


Đáp án:

Các phương pháp luyện thép:

- Phương pháp Bet-xơ-me:

    + Phương pháp Bet-xơ-me luyện thép trong lò thổi có hình quả lê, vỏ ngoài bằng thép, bên trong là lát gạch chịu lửa đi -nat. Luồng không khí mạnh thổi vào gang lỏng, đốt cháy các tạp chất trong gang tạo thành thép trong thời gian ngắn.

    + Nhược điểm của phương pháp Bet-xơ-me là không luyện được thép từ gang chứa nhiều photpho và không luyện được thép có thành phần theo ý muốn.

- Phương pháp Mac-tanh:

    + Quá trình luyện thép kéo dài 6 - 8 giờ nên người ta có thể phân tích được sản phẩm và cho thêm những chất cần thiết để chế được các loại thép có thành phần mong muốn.

- Phương pháp lò điện:

    + Nhiệt lượng sinh ra trong lò hồ quang điện giữa các điện cực bằng than chì và của gang lỏng tạo ra nhiệt độ cao hơn và dễ điều chỉnh hơn so với các loại lò trên.

    + Phương pháp lò điện có ưu điểm là luyện được những loại thép đặc biệt mà thành phần có những kim loại khó nóng chảy như vonfam, molipđen, crom, ... và không chứa những tạp chất có hại như lưu huỳnh, photpho.

    + Nhược điểm của lò điện là dung tích nhỏ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập đếm số phản ứng tạo ra đơn chất
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các thí nghiệm sau: (1) Cho SiO2 tác dụng với axit HF. (2) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (3) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (4) Cho CaOCl2 tác dụng với dung dịch HCl đặc. (5) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH. (6) Cho khí O3 tác dụng với Ag. (7) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 6

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Kim loai nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phưng trnh phản ứng: Al + H2SO4 -----> Al2(SO4)3 +SO2 +H2O Tổng hệ số cân băng của phương trinh trên bằng bao nhiêu?

Đáp án:
  • Câu A. 10

  • Câu B. 24

  • Câu C. 16

  • Câu D. 18

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O. c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O. d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.


Đáp án:

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Xem đáp án và giải thích
Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí cacbonic chiếm tỉ lệ 0,03% thể tích không khí. Muốn tạo ra 500 gam tinh bột thì thể tích không khí (đktc) để cung cấp đủ CO2 cho phản ứng quang hợp ?


Đáp án:

6CO2 + 5H2O → C6H10O5 + 6O2

Ta có: n(tinh bột) = 500/162

=> n(CO2) = (6.500) : 162 = 18,5184 mol

=> V(không khí) = (18,5184.22,4.100) : 0,03 = 138271 lít = 1382,71 m3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo hai muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường. (b) Sục khí Cl2 dư vào dung dịch FeSO4. (c) Cho hỗn hợp NaHSO4 và NaHCO3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào nước. (d) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) vào dung dịch HCl dư. (e) Sục khí NO2 vào dung dịch KOH. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm mà dung dịch thu được có hai muối là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…