Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y. pH của dung dịch Y là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn hỗn hợp X vào nước được 300 ml dung dịch Y, pH của dung dịch Y là bao nhiêu?


Đáp án:

2Cu(NO3)2 -H = 80%→ 2CuO + 4NO2 (4x) + O2 (x mol)

mc/rắn giảm = mkhí = 6,58 – 4,96 = 1,62 gam ⇒ mNO2 + mO2 = 1,62

46. 4x + 32x = 1,62 ⇒ x = 0,0075 mol

nNO2 = nHNO3 = nH+ = 0,03 ⇒ [H+] = 0,1 ⇒ pH = 1,0

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy nhận biết Na, Ca, Na2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết Na, Ca, Na2O


Đáp án:

   - Lần lượt hòa tan các mẫu thử vào nước: tan và có khí thoát ra là Na và Ca; mẫu tan nhưng không có khí là Na2O.

    PTHH: Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2

    Na + H2O → NaOH + 3/2H2

    Na2O + H2O → 2NaOH

    - Tiếp tục cho Na2CO3 vào dung dịch thu được từ 2 mẫu có khí thoát ra. Mẫu nào xuất hiện kết tủa là Ca(OH)2 ⇒ chất ban đầu là Ca.

Na2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3 + 2NaOH

Xem đáp án và giải thích
Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?


Đáp án:

Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).

Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy chọn nguyên liệu (phân đoạn nào, ts) và phương pháp (chưng cất, crăckinh nhiệt, crăckinh xúc tác) thích hợp cho các mục đích ghi trong bảng sau
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chọn nguyên liệu (phân đoạn nào, ts) và phương pháp (chưng cất, crăckinh nhiệt, crăckinh xúc tác) thích hợp cho các mục đích ghi trong bảng sau


Đáp án:

Mục đích Nguyên liệu Phương pháp
Xăng cho mô tô, taxi Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 50 – 200oC Crakinh xúc tác
Nhiên liệu cho máy bay phản lực Dầu mỏ, phân đoạn xăng, ts = 170 – 270oC Crakinh xúc tác
Nhiên liệu cho động cơ diezen Dầu mỏ, phân đoạn dầu diezen, ts = 250 – 350oC Chưng cất
Etilen, propilen Dầu mỏ, phân đoạn khí và xăng, ts < 180oC Chưng cất dưới áp suất cao, tách phân đoạn
Hỗn hợp benzen, toluen, xilen Than đá, phân đoạn sôi, ts = 80 -170oC Chưng cất than đá.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch. a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế. b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 58 gam muối CuSO4.5H2O trong nước, được 500 ml dung dịch.

a. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã pha chế.

b. Cho dần mạt sắt đến dư vào dung dịch trên. Trình bày hiện tượng quan sát được và giải thích. Viết phương trình hóa học dạng phân tử và dạng ion rút gọn. Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng. Khối lượng kim loại sau phản ứng tăng hay giảm là bao nhiêu gam?


Đáp án:

1 mol CuSO4.5H2O (250 g) có 1 mol CuSO4 (160 g)

⇒ 58 g CuSO4.5H2O có 0,232 mol CuSO4

a. CM CuSO4 = 0,232 : 0,5 = 0,464 M

b. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Hiện tượng: mạt sắt tan dần, màu xanh của dung dịch nhạt dần có chất màu đỏ xuất hiện

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe → Fe2+ + 2e

Fe là chất khử

Cu2+ + 2e → Cu

Cu2+ là chất oxi hóa

* Theo phương trình phản ứng :

1 mol Fe(56) phản ứng với 1 mol CuSO4 tạo ra 1 mol Cu(64) khối lượng tăng 8 g.

⇒ Fe phản ứng với 0,232 mol CuSO4 tạo ra 0,232 mol Cu(64) khối lượng tăng 1,856 g.

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng hỗn hợp kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp các kim loại gồm Zn, Al, Fe, Cu, Ag, Ni, Cr có cùng số mol trong dung dịch HNO3 loãng, nóng dư thì thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch NaOH dư đến phản ứng hoàn toàn, tiếp tục lấy phần không tan trong đó tác dụng với NH3 dư thì còn lại 2,14 gam chất rắn, giá trị của m


Đáp án:
  • Câu A.

    8,96        

  • Câu B.

    4,40

  • Câu C.

    4,61        

  • Câu D.

    8,62        

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…