Kim loại Zn có thể khử được các ion nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Kim loại Zn có thể khử được các ion nào sau đây?


Đáp án:
  • Câu A. Na+

  • Câu B. H+ Đáp án đúng

  • Câu C. Ca2+

  • Câu D. Mg2+

Giải thích:

Zn + 2H+ → Zn2+ + H2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định sản phẩm của phản ứng hóa học vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe(NO3)3. (b) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaOH. (c) Cho Na2CO3 dư vào dung dịch Ca(HCO3)2. (d) Cho bột Fe vào dung dịch FeCl3 dư. Số thí nghiệm cuối cùng còn lại dung dịch chưa 1 muối tan là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam Fe bằng 400ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chứa 26,44 gam chất tan và khí NO (sản phẩm khử duy nhất).  Tìm m?


Đáp án:

nHNO3 = 0,4 mol ⇒ mHNO3 = 0,4.63 = 25,2 gam

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + H2O (1)

Phản ứng (1) xảy ra, khối lượng chất tan giảm đi, mà theo đề bài, khối lượng chất tan là 26,44 gam > 25,2 gam nên xảy ra phản ứng hoà tan Fe dư

2Fe3+ + Fe → 3Fe2+ (2)

⇒ phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn

nFe(1) = 1/4nHNO3 = 0,1 mol

⇒ mFe(1) = 5,6 gam ⇒ mFe(2) = 26,44 – 0,1.242 = 2,24 gam

mFe = 5,6 + 2,24 = 7,84 gam

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 20 gam một hỗn hợp X gồm Fe và S trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp rắn A. Hòa tan hỗn hợp rắn A vào dung dịch HCl thu được 6,72 lít (đktc) hỗn hợp khí Y. Thành phần phần trăm khối lượng Fe trong X là?


Đáp án:

Fe + S to → FeS

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S; Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

nFe(bđ) = nFeS + nFe(dư) = nH2S + nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)

%mFe = 0,3.56/20.100% = 84%

Xem đáp án và giải thích
Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng: của nhân loại trong tương lai như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng: của nhân loại trong tương lai như thế nào?


Đáp án:

Hóa học đã góp phần giải quyết vấn đề nhiên liệu và năng lượng

- Sản xuất CH4 bằng hầm biogas hay bằng phản ứng Fischer-Trop

- Sản xuất khí than khô và khí than ướt từ than đá và nước

- Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho các nhà máy lọc hóa dầu, điện hạt nhân

- Sản xuất các vật liệu chuyên dụng cho pin mặt trời, thiết bị đun nước nóng mặt trời, sản xuất các loại acquy

- Sư dụng các nguồn năng lượng trong công nghiệp hóa học một cách tiết kiệm hiệu quả

Xem đáp án và giải thích
Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau: a) H2S, S, H2SO3, H2SO4. b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4. c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. d) MnO4-, SO42-, NH4+.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các hợp chất, đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3, HClO4.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

d) MnO4-, SO42-, NH4+.


Đáp án:

a) O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1 trong các hợp chất.

⇒ Số oxi hóa của S trong các chất :

H2S: 1.2 + x = 0 ⇒ x = -2 ⇒ số oxi hóa của S là -2 trong H2S

S đơn chất có số oxi hóa 0

H2SO3: 1.2 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x= 4 ⇒ S có số oxi hóa +4 trong H2SO3

H2SO4: 1.2 + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa +6 trong H2SO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…