Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi. a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi.

a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng

b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc).


Đáp án:

a. Phương trình hóa học:

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2

b. nO2 = 0,15 mol

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2

0,3 ← 0,15 (mol)

Theo phương trình: nKMnO4 = 2nO2 = 0,3 mol

mKMnO4 = 0,3.158 = 47,4 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây: A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử. B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa. C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử. D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa. E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hãy chép vào vở bài tập những câu đúng trong các câu sau đây:

A. Chất nhường oxi cho chất khác là chất khử.

B. Chất nhường oxi cho chất khác là chất oxi hóa.

C. Chất chiếm oxi của chất khác là chất khử.

D. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra sự oxi hóa.

E. Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.


Đáp án:

Những câu đúng: B, C, E.

Những câu sai: A,D vì những câu này hiểu sai về chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử.

Xem đáp án và giải thích
Lập công thức hóa học của các hợp chất sau: a) C (IV) và S (II) b) Fe (II) và O. c) P (V) và O. d) N (V) và O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

c) P (V) và O.

d) N (V) và O.


Đáp án:

a) CS2

b) FeO

c) P2O5

d) N2O5

Xem đáp án và giải thích
Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử? a) Khối lượng nguyên tử. b) Số thứ tự. c) Bán kính nguyên tử. d) Tính kim loại. e) Tính phi kim f) Năng lượng ion hóa thứ nhất. i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit. k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học (ghi dưới đây) biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng điện tích hạt nhân nguyên tử?

a) Khối lượng nguyên tử.

b) Số thứ tự.

c) Bán kính nguyên tử.

d) Tính kim loại.

e) Tính phi kim

f) Năng lượng ion hóa thứ nhất.

i) Tinh axit-bazơ của hiđroxit.

k) Cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng.


Đáp án:

Những tính chất biến đổi tuần hoàn: c, d, e, f, i, k.

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 0,12 mol FeCl3, 0,15 mol MgS04 và 0,16 mol A12(S04)3 vào dung dịch chứa 0,4 moi H2SO4 và 0,1 mol HCl được dung dịch X. Cho 254 ml dung dịch NaOH 10M vào X được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.



Đáp án:

Fe3+ = 0,12 mol  n Mg2+ = 0,15 mol n Al3+ = 0,32 mol

 n H=0,9 mol  n OH- = 2,54 mol

Khi cho NaOH vào dd X thì:

(1) H+ + OH→ H2O

→ n OH- = n H+ = 0,9mol

(2) Fe3+ + 3OH-  → Fe(OH)3

→ n OH- = 3n Fe3+ = 3.0,12= 0,36mol

(3) Mg2+ + 2OH → Mg(OH)2 ↓

→ n OH- = 2 n Mg2+ = 2.0,15=0,3mol

Từ (1),(2) và (3) → n OH- (dư) =2,54- 0,9- 0,36- 0,3= 0,98 mol

(4) Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

→ n OH- = 3n Al3+ = 3.0,32=0,96 mol

Do OH- dư 0,02 mol nên tiếp tục có pứ:

(5) Al(OH)3 + OH→ AlO2+ 2H2O

→ n Al(OH)3 = 0,32 -0,02= 0,3 mol

Vậy kết tủa gồm Fe(OH)3: 0,12 mol, Mg(OH)2: 0,15 mol, Al(OH)3: 0,3 mol

→ m ↓= 0,12.107+ 0,15.58+ 0,3.78 = 44,94g



Xem đáp án và giải thích
Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao để cải tạo đất ở một số ruộng chua người ta thường bón bột vôi ?


Đáp án:

Thành phần của bột vôi  gồm CaO và Ca(OH)2 và một số ít CaCO3. Ở ruộng chua có chứa axit, pH < 7, nên sẽ có phản ứng giữa axit với CaO, Ca(OH)2 và một ít CaCO3 làm giảm tính axit nên ruộng sẽ hết chua.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…