Hỗn hợp X gồm 2 este của 1 ancol no, đơn chức và 2 axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hòan toàn 0,1 mol X cần 6,16 lít O2 (đktc). Đun nóng 0,1 mol X với 50 gam dd NaOH 20% đến Phản ứng hòan toàn, rồi cô cạn dd sau Phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu.
Do X là hỗn hợp 2 este mạch hở của cùng một ancol no, đơn chức và hai axit no, đơn chức đồng đẳng kế tiếp nên các este trong X đều là este no, đơn chức, mạch hở.
Gọi công thức chung của 2 este là CnH2nO2
*Xét phản ứng đốt cháy X: nO2 = 6,16 : 22,4 = 0,275 mol
CnH2nO2 + (3n-2)/2 O2 → nCO2 + nH2O
0,1 0,275
→0,1.(3n−2)/2 = 0,275 → n =2,5 => 2 este là HCOOCH3 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol)
+ nX = a + b = 0,1
+ Số C trung bình: n = (2a + 3b)/0,1 = 2,5
Giải hệ thu được: a = b = 0,05
*Xét phản ứng của X với NaOH:
mNaOH = 50.20% = 10 gam => nNaOH = 0,25 mol
Do nNaOH > neste => NaOH dư
Vậy chất rắn thu được gồm:
HCOONa: 0,05 mol
CH3COONa: 0,05 mol
NaOH dư: 0,25 - 0,1 = 0,15 mol
=> m chất rắn = 0,05.68 + 0,05.82 + 0,15.40 = 13,5 gam
Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Tìm m?
Áp dụng định luật bảo toàn electron có:
nAl.3 = nNO.3 → nAl = nNO = 0,2 mol → mAl = 0,2.27 = 5,4 gam.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp khí gồm hiđro clorua và hiđro bromua vào nước, ta thu được dung dịch chứa hai axit với nồng độ phần trăm bằng nhau. Hãy tính thành phần phần trăm theo thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí ban đầu.
Đặt số mol của HCl và HBr lần lượt là x mol và y mol. Thành phần phần trăm của các chất trong hỗn hợp về mặt toán học không phụ thuộc vào số mol hỗn hợp. Nên trong trường hợp này ta xét số mol hỗn hợp là 1 mol.
=> x + y = 1 (*)
Dung dịch chứa 2 axit có nồng độ phần trăm bằng nhau có nghĩa là khối lượng 2 axit bằng nhau.
=> 36,5x = 81 y (**) .
Giải hệ (*) và (**) ta được x = 0,69 và y = 0,31 Thành phần phần trăm thể tích của từng chất khí trong hỗn hợp.
%VHCl = %nHCl = (0,69.100)/1 = 69%
%VHBr = %nHBr = 31%
Những hiđro halogenua nào có thể điều chế được khi cho axit sunfuric đặc tác dụng lần lượt với muối?
a) Natri florua;
b) Natri clorua;
c) Natri bromua;
d) Natri iotua.
Giải thích và viết phương trình hóa học.
Những hiđro halogenua sau có thể điều chế được khi cho H2SO4 đặc tác dụng với muối
a) Natri florua: H2SO4 + 2NaF → 2HF + Na2SO4
b) Natri clorua:
H2SO4 + NaCl ---t0<2500C---> NaHSO4 + HCl
H2SO4 + 2NaCl ---t0>4000C---> Na2SO4 + 2HCl
Những phản ứng của H2SO4 đặc tác dụng với các muối NaBr, NaI không thể điều chế được HBr, HI vì:
2NaBr + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HBr
2HBr + H2SO4 đặc → Br2 + SO2↑ + 2H2O
2NaI + H2SO4 đặc → Na2SO4 + 2HI
8HI + H2SO4 đặc → 4I2 + H2S + 4H2O.
Cho 10 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M. thể tích dung dịch NaOH 1M cần để trung hòa dung dịch X là bao nhiêu?
H+ + OH- → H2O
Ta có: ⇒ V = 20 ml.
Hiện tượng tạo hang động và thạch nhũ ở vườn quốc gia Phong Nha – Kẽ Bàng với những hình dạng phong phú đa dạng được hình thành như thế nào?
Ở các vùng núi đá vôi, thành phần chủ yếu là CaCO3. Khi trời mưa trong không khí có CO2 tạo thành môi trường axit nên làm tan được đá vôi. Những giọt mưa rơi xuống sẽ bào mòn đá thành những hình dạng đa dạng: CaCO3 + CO2 + H2O => Ca(HCO3)2
Theo thời gian tạo thành các hang động. Khi nước có chứa Ca(HCO3)2 ở đá thay đổi về nhiệt độ và áp suất nên khi giọt nước nhỏ từ từ có cân bằng:
Ca(HCO3)2 => CaCO3 + CO2 + H2O
Như vậy lớp CaCO3 dần dần lưu lại ngày càng nhiều, dày tạo thành những hình thù đa dạng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet