Hỗn hợp sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:
 Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn X thu được m gam rắn. Xác định giá trị của m?

Đáp án:
  • Câu A. 35,50

  • Câu B. 34,36

  • Câu C. 49,09

  • Câu D. 38,72 Đáp án đúng

Giải thích:

11,36 gam hh Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 + HNO3 loãng → 0,06 mol NO + ddX
Sử dụng PP quy đổi hỗn hợp thành Fe và O; gọi Fe: x mol; O: y mol.
=> 56x + 16y = 11,36 (1)
n(NO) = 1,344/22,4 = 0,06 mol
QT oxi hóa (nhận e):
Fe (0) ----> Fe(3+)  +  3e
x ---------------------->3x
QT khử:
O(0) + 2e ------> O(-2)
y------>2y
N(5+) + 3e -----> N(2+)
            0,18<----0,06
n(e cho) = n(e nhận) => 3x = 2y + 0,18 (2)
Từ 1,2 ta có hệ: 
   56x + 16y = 11,36 và     3x = 2y + 0,18 => x = 0,16mol và y = 0,15mol
Khối lượng m gam rắn chính là Fe(NO3)3
Trước tiên tính n(Fe(NO3)3) ,  áp dụng ĐLBTNT Fe: nFe = nFe(NO3)3 = 0,16 => mX = 242.0,16 = 37,82 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chọn câu đúng trong các câu sau: a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom. b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom. c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom. e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Chọn câu đúng trong các câu sau:

a) Metan, etilen, axetilen đều làm mất màu dung dịch brom.

b) Etilen, axetilen, benzen đều làm mất màu dung dịch brom.

c) Metan, etilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

d) Etilen, axetilen, benzen đều không làm mất màu dung dịch brom.

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.


Đáp án:

e) Axetilen, etilen đều làm mất màu dung dịch brom.

Xem đáp án và giải thích
Sơ đồ chuyển hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho sơ đồ sau : X (C4H9O2N) ---NaOH,t0---> X1 ---HCl(d­ư)---> X2 ---CH3OH,HCl (khan)---> X3 ---KOH---> H2N-CH2COOK Vậy X2 là :

Đáp án:
  • Câu A. ClH3N-CH2COOH

  • Câu B. H2N-CH2-COOH

  • Câu C. H2N-CH2-COONa

  • Câu D. H2N-CH2COOC2H5

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 100,0 ml dung dịch HCl 2,1M. Tính pH của dung dịch thu được.


Đáp án:

 nMg = 2,4/24 = 0,1 mol; nHCl = 0,1.2,1 = 0,21 mol

                                Mg      +       2HCl        --> MgCl2     +         H2

Trước pu:                  0,1               0,21                                                  

Phản ứng:                 0,1               0,2                                                  

Sau pu:                       0                 0,01   

      Số mol HCl dư : (0,21 – 0,2) = 0,01 mol

                     HCl dư --->  H+              +              Cl-

                           0,01          0,01

    ⇒ [H+] = 0,01/0,1 = 0,1 mol/lít ⇒ pH = -lg[H+] = 1       

Xem đáp án và giải thích
Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ: a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp. b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà. c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy phân biệt các khái niệm sau và cho ví dụ minh hoạ:

a. Polime thiên nhiên, polime tổng hợp và polime bán tổng hợp.

b. Polime có cấu trúc điều hòa và cấu trúc không điều hoà.

c. Polime mạch phân nhánh và polime mạng không gian.


Đáp án:

a. Polime thiên nhiên là polime có nguồn gốc thiên nhiên như xenlulozơ, cao su, tinh bột. vv...

Polime tổng hợp là polime do con người tổng hợp nên như polietilen, cao su buna, nilon-6,6, vv...

Polime bán tổng hợp (nhân tạo) là polime do chế biến một phần polime thiên nhiên như tơ visco, tơ axetat, vv...

b. Polime có cấu trúc điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo một trật tự nhất định.

Polime cấu trúc không điều hòa là loại polime có các mắt xích nối với nhau không theo một trật tự nhất định.

c. Polime mạch phân nhánh là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng phân nhánh như amilopectin, glicogen, vv...

Polime mạng không gian là loại polime có các mắt xích nối với nhau theo dạng mạng không gian. Thí dụ cao su lưu hóa, nhựa-bakelít, vv...

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức hóa học (CTHH) của những muối có tên sau: Canxi clorua, kali nitrat, kali photphat, nhôm sunfat, sắt (II) nitrat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức hóa học (CTHH) của những muối có tên sau:

   Canxi clorua, kali nitrat, kali photphat, nhôm sunfat, sắt (II) nitrat.


Đáp án:

CaCl2

KNO3

K3PO4

Al2(SO4)3

Fe(NO3)3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…