Câu A. Glyxin (H2NCH2COOH).
Câu B. Anilin (C6H5NH2).
Câu C. Lysin ( (H2N)2C5H9COOH). Đáp án đúng
Câu D. Axit glutamic (H2NC3H5(COOH)2).
Chọn C. - Glyxin: màu quỳ ẩm không đổi màu. - Anilin:màu quỳ ẩm không màu - Lysin: màu quỳ tím ẩm hóa xanh. - Axit glutamic: màu quỳ tím ẩm hóa đỏ.
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Tính lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80%
Phương trình phản ứng :
CH2OH[CHOH]4CHO (0,01) + H2 -Ni, to→ CH2OH[CHOH]4CH2OH (0,01) (1)
Theo (1) và giả thiết ta có:
nCH2OH[CHOH]4CHO = nCH2OH[CHOH]4CH2OH = 0,01 mol
Vì hiệu suất phản ứng là 80% nên khối lượng glucozơ cần dùng là :
M = (0,01.180)/80% = 2,25g
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?
a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).
b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).
c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Phản ứng có tốc độ lớn hơn:
a) Fe + CuSO4 (4M).
b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).
c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).
d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O
Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ của một chất là 0,024 mol/l. Sau 10s xảy ra phản ứng nồng độ của chất đó là 0,022 mol/lít. Hãy tính tốc độ phản ứng trong thời gian đó
Tốc độ phản ứng: v = (0,024-0,022)/10 = 0,0002 (mol/lít.s)
Trong bảng tuần hoàn, nhóm A nào gồm tất cả các nguyên tố là kim loại? Nhóm nào gồm hầu hết các nguyên tố phi kim?Nhóm nào gồm các nguyên tố khí hiếm? Đặc điếm số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử trong các nhóm trên.
- Nhóm A gồm các nguyên tố là kim loại: Nhóm IA có 1 electron lớp ngoài cùng (trừ H). Nhóm IIA có 2e lớp ngoài cùng
- Nhóm A gồm hầu hết các nguyên tố là phi kim: Nhóm VIIA có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Nhóm VIA có 6e lớp ngoài cùng ( Trừ Po)
- Nhóm gồm các khí hiếm: Nhóm VIIIA có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet