Số phát biểu đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (a) Dùng nước brom có thể phân biệt được glucozơ và fructozơ. (b) Amoni gluconat có công thức phân tử là C6H10O6N. (c) Muối natri, kali của các axit béo được dùng làm xà phòng. (d) 1 mol Gly-Ala-Glu phản ứng tối đa với 4 mol NaOH. (e) Axit stearic là đồng đẳng của axit axetic. (g) Metylamin có lực bazơ mạnh hơn natri etylat. Số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 4 Đáp án đúng

  • Câu C. 3

  • Câu D. 2

Giải thích:

Chọn đáp án B (a) Đúng vì chỉ có glucozơ làm nhạt màu nước brom. (b) Sai vì amoni gluconat là CH2OH(CHOH)4COONH4 hay C6H15O7N. (c) Đúng. (d) Đúng vì là tripeptit nhưng Glu thừa 1 -COOH tự do cũng phản ứng với NaOH. (e) Đúng vì axit stearic là axit no, đơn chức, mạch hở. (g) Sai vì tính bazơ natri etylat mạnh hơn metyl amin. ⇒ chỉ có (b) và (g) sai ⇒ chọn B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau: - Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag. - Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm glucozơ và mantozơ. Chia X làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.

- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 được 0,03 mol Ag. Tính số mol của glucozơ và mantozơ trong X?


Đáp án:

nglucozơ = a mol, nmantozơ = b mol.

- Phần 1: 1glucozơ → 2Ag, 1mantozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ + 2 × nmantozơ = 2 × a/2 + 2 × b/2 = a + b = 0,02.

- Phần 2: thủy phân mantozơ thu được nglucozơ'' = 2 × nmantozơ = 2 × b/2 = b mol.

∑nglucozơ = nglucozơ'' + nglucozơ ban đầu = b + a/2 mol.

1glucozơ → 2Ag

nAg = 2 × nglucozơ = 2 × (b + a/2) = 0,03.

⇒ nglucozơ = 0,01 mol; nmantozơ = 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích
Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo: a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học. b) Phương pháp vật lí. (Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 10g hỗn hợp bột các kim loại đồng và sắt. Hãy giới thiệu phương pháp xác định thành phần phần trăm (theo khối lượng) của mỗi kim loại trong hỗn hợp theo:

a) Phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học.

b) Phương pháp vật lí.

(Biết rằng đồng không tác dụng với axit HCl và axit H2SO4 loãng).


Đáp án:

a) Phương pháp hóa học:

- Ngâm hỗn hợp Cu và Fe trong dung dịch HCl dư.

- Phản ứng xong, lọc lấy chất rắn, rửa nhiều lần trên giấy lọc.

- Làm khô chất rắn, thu được bột Cu.

- Cân, giả sử ta cân được 7,2g. Từ đó suy ra trong hỗn hợp có 7,2g Cu và 10-7,2= 2,8g Fe

⇒ % Cu = (7,2/10).100% = 72% và % Fe = 100% - 72% = 28%

PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

Cu + HCl → không phản ứng.

b) Phương pháp vật lí:

Dùng thanh nam châm, sau khi đã bọc đầu nam châm bằng mảnh nilon mỏng và nhỏ. Chà nhiều lần trên hỗn hợp bột ta cũng thu được 2,8g bột Fe.

Xem đáp án và giải thích
Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.



Đáp án:

Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :

(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.

(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.

+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.

+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.




Xem đáp án và giải thích
Trạng thái tự nhiên của natri là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trạng thái tự nhiên của natri là gì?


Đáp án:

- Trong tự nhiên, Na có 13 đồng vị của natri đã được biết đến. Đồng vị ổn định duy nhất là 23Na.

- Natri chiếm khoảng 2,6% theo khối lượng của vỏ Trái Đất, làm nó trở thành nguyên tố phổ biến thứ tám nói chung và là kim loại kiềm phổ biến nhất.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 14,6g chất X gồm C, H, O thu được 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) và 0,90g H2O. Tỉ khối hơi của X so với Hiđro bằng 73. Biết khi thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y. Tìm công thức cấu tạo của chất X ?


Đáp án:

dX/H2 = 73 ⇒ MX = 146 ⇒ nX = 0,01 mol

nCO2 = 0,06 mol; nH2O = 0,05 mol

Gọi CTPT X: CxHyOz

CxHyOz → xCO2 + y/2 H2O

0,01         0,01x        0,005y (mol)

0,01x = 0,06 ⇒ x = 6;

0,005y = 0,05 ⇒ y =10

MX = 146 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT X: C6H10O4

thủy phân 0,1 mol X bằng dung dịch KOH, ta có thể thu được 0,2 mol rượu etylic và 0,1 mol muối Y ⇒ X là este của axit hai chức và rượu ancol etylic

⇒ X: C2H5OOC – COOC2H5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…