Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhúng một lá kim loại M (chỉ có hoá trị hai trong hợp chất) có khối lượng 50 gam vào 200 ml dung dịch AgNO3 1M cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc dung dịch, đem cô cạn thu được 18,8 gam muối khan. Tìm M?


Đáp án:

nAgNO3 = 1. 0,2 = 0,2 mol

M (0,1) + 2AgNO3 (0,2) → M(NO3)2 (0,1) + 2Ag

mmuối = 0,1(M + 62.2) = 18,8 → M = 64

Vậy M là Cu

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phản ứng tráng bạc của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este có CTPT C4H8O2, tham gia phản ứng tráng bạc có tên là: (1) Etyl fomat; (2) metyl axetat; (3) propyl fomat; (4) isopropyl fomat; (5) etyl axetat


Đáp án:
  • Câu A. 1, 3, 4

  • Câu B. 3, 4

  • Câu C. 2, 3, 4

  • Câu D. 1, 3, 5

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt sau: Mg(NO3)2, NaNO3 , Fe(NO3)3 có thể dùng dung dịch:

Đáp án:
  • Câu A. HCl

  • Câu B. Qùy tím

  • Câu C. NaOH

  • Câu D. BaCl2

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp X gồm axetilen và vinyl axetilen. Tính số mol O2 cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 13 gam hỗn hợp trên thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O


Đáp án:

C2H2 và C4H4

Đốt cháy X ta có: nCO2 = 2nH2O

Gọi nH2O = x mol ⇒ nCO2 = 2x

mX = mC + mH = 12.2x + 2x = 26x = 13

⇒ x = 0,5 mol

Bảo toàn O: nO2 = nCO2 + 1/2. nH2O = 2,5x = 1,25 mol

Xem đáp án và giải thích
Trong 300 ml của một dung dịch có chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 300 ml của một dung dịch có chứa 20,52 gam Ba(OH)2. Hãy tính nồng độ mol của dung dịch này?


Đáp án:

Đổi 300 ml = 0,3 lít

nBa(OH)2 = 0,12 mol

Nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 là:

Áp dụng công thức: CM =0,4M

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau: a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn b) Cu2+/Cu và Hg2+/Hg biết EoHg2+/Hg = +0,85 c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb 1) Xác định điện cực âm và điện cực dương của mỗi pin điện hóa 2) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở các điện cực của mỗi pin và phương trình hóa học dạng ion thu gọn của mỗi pin điện hóa khi phóng điện 3) Xác định suất điện động chuẩn của các pin điện hóa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau:

a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn

b) Cu2+/Cu và Hg2+/Hg biết EoHg2+/Hg = +0,85

c) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb

1) Xác định điện cực âm và điện cực dương của mỗi pin điện hóa

2) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra ở các điện cực của mỗi pin và phương trình hóa học dạng ion thu gọn của mỗi pin điện hóa khi phóng điện

3) Xác định suất điện động chuẩn của các pin điện hóa


Đáp án:

1. Phản ứng trong pin điện hóa: Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pbv

Zn → Zn2+ +2e

Zn: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Pb: cực dương, catot

EoZn-Pb = -0,13 – (-0,76) = +0,63 V

2, Phản ứng trong pin điện hóa: Cu + Hg2+ → Cu2+ + Hg

Cu → Cu2+ +2e

Cu: Cực âm, anot

Hg2+ + 2e → Hg

Hg: cực dương, catot

EoCu-Hg = 0,85 – 0,34 = +0,51 V

3, Phản ứng trong pin điện hóa: Mg + Pb2+ → Mg2+ + Pb

Mg → Mg2+ +2e

Pb: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Ag: cực dương, catot

EoMg-Pb = -0,13 – (-2,37) = +2,24 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…