Hoà tan p gam hỗn hợp X gồm CuSO4 và FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 27,96 gam kết tủa.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan p gam hỗn hợp X gồm CuSO4 và FeSO4 vào nước thu được dung dịch Y. Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Nếu cho dung dịch Y tác dụng với BaCl2 dư thu được 27,96 gam kết tủa.  Tìm p?


Đáp án:

n↓ BaSO4 = 27,96/233 = 0,12 mol

Gọi số mol của CuSO4 và FeSO4 lần lượt là x và y mol.

Bảo toàn nhóm SO42- ta có: x + y = 0,12 (1)

Cho m gam bột Zn dư tác dụng với dung dịch Y sau phản ứng thu được m gam chất rắn

Bảo toàn e ta có: nZn.2 = x.2 + y.2 → nZn = x + y

m rắn thu được sau thí nghiệm trên là Cu và Fe.

Theo bài ta có: mZn = mCu + mFe → (x + y).65 = 64x + 56y → x – 9y = 0 (2)

Từ (1) và (2) ta có: x = 0,108 mol; y = 0,012 mol.

→ p = 0,108.160 + 0,012.152 = 19,104 gam.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xenlulose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về xenlulozơ?


Đáp án:
  • Câu A. Mỗi mắc xích C6H10O5 có ba nhóm OH tự do, nên xenlulozơ có công thức cấu tạo là [C6H7O2(OH)3]n.

  • Câu B. Xenlulozơ tác dụng được với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc thu được xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng.

  • Câu C. Xenlulozơ được cấu tạo bởi các gốc β-glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết β-1,4-glicozit.

  • Câu D. Phân tử xenlulozơ không phân nhánh mà xoắn lại thành hình lò xo.

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây: a. hỗn hợp khí: CH4 và CH3NH2 b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây:

a. hỗn hợp khí: CH4 và CH3NH2

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH, C6H5NH2


Đáp án:

Tách riêng các chất từ hỗn hợp

a. CH4 và CH3NH2: Hòa tan vào nước metyl amin tan còn CH4 bay ra

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.

- Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HCl, chiết lấy phần lỏng không tan là C6H6 và C6H5OH còn C6H5NH2 tan và tạo muối.

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Dung dịch muối thu được cho tác dụng với NaOH, chiết lấy anilin.

C6H5NH2 + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl

- Phần không tan trong dung dịch HCl là benzen và phenol đem hòa tan trong dung dịch NaOH, chiết lấy phần chất lỏng không tan là C6H6 còn phenol tan và tạo muối: C6H5NH2 + NaOH → C6H5ONa+ H2O

Sục khí CO2 vào dung dịch muối rồi chiết lấy phenol không tan.

C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH (kết tủa) + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng của polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phản ứng hóa học sau: [-CH2-CH(OCOCH3)-]n + nNaOH (t0)→[-CH2-CH(OH)-]n + nCH3COONa. Phản ứng này thuộc loại phản ứng

Đáp án:
  • Câu A. Phân cắt mạch polime.

  • Câu B. Giữ nguyên mạch polime.

  • Câu C. Khâu mạch polime.

  • Câu D. Điều chế polime.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam Fe trong khí Cl2 dư, thu được 6,5 gam FeCl3. Tìm m?


Đáp án:

Fe + 3/2 Cl2 →t o FeCl3

Bảo toàn Fe: nFe = nFeCl3 = 0,04 mol

→ m = 2,24g

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):

a) Cr(OH)3

b) Al(OH)3

c) Ni(OH)2.


Đáp án:

a) Cr(NO3)3+ 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3 (Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓)

b) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓)

c) NiSO4 + 2NaOH → Ni(OH)2↓ + Na2SO4 ( Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…