Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân.



Đáp án:

Trong quá trình điện phân cation nào có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ thu e trước, anion nào có tính khử mạnh hơn sẽ nhường e trước. Trong dung dịch đã cho thứ tự như sau :

- Ở catot: Cu2+ > H+(H2O) > Na+

- Ở anot: Cl- > OH-(H2O) > SO42-

Ghép các ion thành phân tử để viết pt điện phân. Các ion Cl- và Cu2+  điện phân trước

0,06mol           →      0,06→0,06

(2)

Thời gian cần thiết để điện phân ở (1):  

t = (m.n.F) : (A.I) = 5790 s

Thời gian còn lại để điện phân (2) là: 9650- 5790= 3860 (s)

Tính khối lượng O2 thu được khi điện phân trong 3860 s:

m = 0,64g

=> nO2 = 0,02 mol

Tổng số mol khí thu được ở anot là: 0,06+0,02=0,08 mol

Thể tích khí thu được ở anot là: 0,08.22,4=1,792 (l)






Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Fe(NO3)2, Fe3O4, MgO và Mg trong dung dịch chứa 9,22 mol HCl loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 463,15 gam muối clorua và 29,12 lít (đktc) khí Z gồm NO và H2 có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm NaOH dư vào dung dịch Y, sau phản ứng thấy xuất hiện kết tủa T. Nung T trong không khí đến khối lượng không đổi được 204,4 gam chất rắn M. Biết trong X, oxi chiếm 29,68% theo khối lượng. Phần trăm khối lượng MgO trong X gần nhất với giá trị nào dưới đây?


Đáp án:

Khối lượng hỗn hợp ban đầu là m

nO(X) = 0,2968m:16 = 0,01855m (mol)

Vì chỉ thu được muối clorua nên BTNT O: nH2O = nO(X) – nNO = 0,01855m – 0,4

BTKL: mX + mHCl = m muối + m khí + mH2O

=> m + 9,22.36,5 = 463,15 + 0,4.30 + 0,9.2 + 18(0,01855m – 0,4)

=> m = 200 => nH2O = 3,31 mol

BTNT H => nNH4+ = (nHCl – 2nH2 – 2nH2O) : 4 = 0,2 mol

Khí gồm có H2 nên NO3- phản ứng hết

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4+ => nFe(NO3)2 = (0,4 + 0,2):2 = 0,3 mol

Đặt mol Fe3O4, MgO và Mg lần lượt là x, y, z

mX = 0,3.180 + 232x + 40y + 24z = 200 (1)

mM = 160(1,5x + 0,15) + 40(y + z) = 204,4 (2)

nO(X) = 0,3.6 + 4x + y = 3,71 (3)

=> x = 0,3; y = 0,71; z = 2

=> %mMgO = 0,71.40/200 = 14,2%

Xem đáp án và giải thích
Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn 1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp 2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính a. oxi hóa mạnh nhất? b. oxi hóa yếu nhất ? c. Khử mạnh nhất? d. Khử yếu nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho cặp oxi hóa – khử sau : Ag+/Ag; Fe2+/Fe; Zn2+/Zn

1) Hãy viết các phản ứng biến đổi qua lại giữa cation kim loại và nguyên tử kim loại trong mỗi cặp

2) Hãy cho biết trong các cặp oxi hóa – khử đã cho, chất nào có tính

a. oxi hóa mạnh nhất?

b. oxi hóa yếu nhất ?

c. Khử mạnh nhất?

d. Khử yếu nhất?


Đáp án:

1. Ag+ + e → Ag

Fe2+ + 2e → Fe

Zn2+ + 2e → Zn

2. Chất oxi hóa mạnh nhất: Ag+

Chất oxi háo yếu nhất: Zn2+

Chất khử mạnh nhất: Zn

Chất khử yếu nhất: Ag

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 69,44 lít khí O2 (đktc) thu được 96,8 gam CO2 và 6,72 gam nước. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam triglixerit X cần vừa đủ 69,44 lít khí O2 (đktc) thu được 96,8 gam CO2 và 6,72 gam nước. Mặt khác, cho m gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là


Đáp án:

O2 3,1 mol; CO2 2,2 mol; H2O 2,04 mol

nX = (2,2 x 2 + 2,04 – 3,1 x 2)/6 = 0,04 mol

mX = 2,2 x 12 + 2,04 x 2 + 0,04 x 6 x 16 = 34,32 gam

BTKL: 34,32 + 0,04 x 120 – 0,04 x 92 = 35,44 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho 3 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO3 thu được khí X và dung dịch không chứa NH4NO3. Khí X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 3 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 28 gam HNO3 thu được khí X và dung dịch không chứa NH4NO3. Khí X là gì?


Đáp án:

Số OXH của N trong khí X là N+(5-z)

nAl = 1/9 ⇒ nNO3- (muối) = 1/3

Ta có: z.(28/63 - 1/3) = 1/9z = 1/3 ⇒ z = 3 ⇒ NO

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.


Đáp án:

- Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế khí oxi bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

+ Điều chế Oxi từ nguyên liệu là kali pemanganat KMnO4

2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

+ Điều chế Oxi bằng từ nguyên liệu là kali clorat KClO3

2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2↑.

Thông thường nếu điều chế O2 từ KClO3 có dùng thêm chất xúc tác là MnO2. Do đó phản ứng hóa học có thể viết:

2KClO3 --t0, xt, MnO2--> 2KCl + 3O2↑.

* Cách thu khí oxi:

Do oxi nặng hơn không khí và ít tan trong nước nên có thể thu khí oxi vào ống nghiệm hay lọ bằng hai cách:

a) đẩy không khí.

b) đẩy nước.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…