Hỗn hợp nào sau đây thuộc loại đipeptit ?
Câu A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH Đáp án đúng
Câu B. H2N-CH2-CH2-CO-CH2-COOH
Câu C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH
Câu D. H2N-CH2-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH
- Đipeptit được tạo thành từ 2 đơn vị α - amino axit có số liên kết peptit là 1. - Lưu ý: Ở câu B, D chất ban đầu không được tạo thành từ các α- amino axit nên không được gọi là peptit.
Trong phòng thí nghiệm có các hóa chất NaCl, MnO2, NaOH và H2SO4 đặc, ta có thể điều chế nước Gia – ven không? Viết các phương trình phản ứng.
- Điều chế axit HCl từ NaCl, H2SO4 đặc, H2O:
NaCl + H2SO4 --t0--> NaHSO4 + HCl
Hấp thụ khí hidro clorua vào nước được dung dịch axit HCl.
- Từ axit HCl và MnO2 điều chế Cl2:
MnO2 + 4HCl → MnCl2 + 2H2O + Cl2
- Từ Cl2 và dung dịch NaOH điều chế nước Gia – ven.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.
Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp X gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% thu được 1,12 lít khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41%. Tìm M?
nH2SO4 = 0,4 mol;
Dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất là MSO4 ⇒ nMSO4 = 0,4 mol
1,12l khí là CO2; nCO2 = 0,05 mol
mdd sau pư = mX + mdd H2SO4 – mkhí = 24 + 100 – 0,05.44 = 121,8g
mMSO4 = 48 ⇒ M = 24 ⇒ M là Mg
Cho 4,48g oxit bazơ CaO tác dụng vừa đủ với axit H2SO4. Sau khi cô cạn sản phẩm, thu được bao nhiêu gam muối khan?
CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O
Theo phương trình phản ứng: nCaO = nCaSO4
Theo đề bài: nCaO = m/M = 0,08 mol
⇒ nCaSO4 = 0,08 (mol)
Vậy mmuối khan = mCaSO4 = 0,08.136 = 10,88 (gam)
Nhiệt phân hoàn toàn 3,5 gam một muối cacbonat kim loại hoá trị 2 thu được 1,96 gam chất rắn. Muối cacbonat của kim loại đã dùng?
mCO2 = mmuối - mchất rắn = 3,5 - 1,96 = 1,54 gam
=> nCO2 = 1,54/44 = 0,035
MCO3 → MO + CO2
0,035 0,035
Mmuối= 3,5: 0,035 = 100 = M + 60 => M=40 Ca
Nêu tính chất hóa học của clo. Viết các phương trình hóa học minh họa.
- Tác dụng với kim loại: 3Cl2 (k) + 2Fe (r ) --t0--> 2FeCl3(r)
- Tác dụng với hiđro: Cl2 (k) + H2 (k) --t0--> 2HCl (k)
- Tác dụng với nước: Cl2(k) + H2O ↔ HCl(dd) + HClO(dd).
- Tác dụng với dung dịch NaOH:
Cl2 (k) + 2NaOH(dd) → NaCl(dd) + NaClO(dd) + H2O(l)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB