Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là gì và vì sao kim loại lại có tính chất đó?


Đáp án:

Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử

M – ne → Mn+

Bởi vì:

Nguyên tử kim loại có số electron hóa trị ít 1,2,3 electron.

Trong cùng một chu kỳ bán kính nguyên tử kim loại lớn, điện tích hạt nhân nhỏ.

Năng lượng ion hóa nguyên tử kim loại nhỏ.

Vì vậy lực liên kết giữa hạt nhân với các electron hóa trị của kim loại là yếu nên chúng dễ tách ra khỏi nguyên tử. Kim loại thể hiện tính khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2. a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ? b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ? c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ? Viết các phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.

a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ?

b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?

c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?

Viết các phương trình hoá học.


Đáp án:

Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.

Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O

CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.

2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O

2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.

SO2 + H2O → H2SO3

CO2 + H2O → H2CO3

Xem đáp án và giải thích
Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân

Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)


Đáp án:

Gọi CTPT CxHyOz

X + O2 → CO2 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCO2 = mX + mO2 – mH2O = 8,8g

mC = 2,4g; mH = 0,5g ⇒ mO = 0,8g

x : y : z = 4 : 10 : 1

⇒ X có dạng (C4H10O)n

⇒ Ta có 70 < 74n < 83 ⇒ n = 1 ⇒ CTPT: C4H10O

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi về lý thuyết chung của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào dưới đây thuộc loại amino axit ?


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOC2H5

  • Câu B. HCOONH4

  • Câu C. C2H5NH2

  • Câu D. H2NCH2COOH

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa các anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa các anion NO3-, CO32-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch đó. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy một phần dung dịch, nhỏ từ từ HCl vào, dẫn khí thoát ra vào nước vôi trong và qua dung dịch brom thấy nước vôi vẩn đục còn dung dịch brom không đổi màu

⇒ khí thoát ra là CO2 còn trong dung dịch ban đầu có CO32-.

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

- Cho một lá đồng vào dung dịch vừa thu được, rồi thêm từ từ dung dịch H2SO4, đun nhẹ thấy có khí không màu bay ra và hóa nâu trong không khí ⇒ dung dịch có NO3-

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O

2NO không màu + O2 → 2NO2 màu nâu

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…