Hãy lập công thức chung cho dãy đồng đẳng của anđehit fomic và cho dãy đồng đẳng của axeton.
Dãy đồng đẳng của anđêhit fomic (anđêhit no đơn chức):
CnH2n+1CHO hay CmH2mO(n≥0;m≥2)
Dãy đồng đẳng của axeton:
CmH2m+1COCmH2m+1 hoặc CkH2kO (n,m≥k≥3)
A là một chất hữu cơ chỉ chứa 2 nguyên tố. Khi oxi hoá hoàn toàn 2,50 g chất A người ta thấy tạo thành 3,60 g H2O. Phần trăm của C trong A là bao nhiêu?
nH2O = 3,6/18 = 0,2 mol =. mH = 0,4 gam
Bảo toàn khối lượng nguyên tố: mhchc = mC + mH => mC = 2,5 - 0,4 = 2,1 gam
%mC = 2,1/2,5.100% = 84%
Cho biết tổng số hạt của nguyên tử là 49, số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Xác định số electron, số proton, số nơtron
Tổng số hạt của nguyên tử là 49 hay p + n + e = 49, mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e ta được 2p + n = 49 (1).
Số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện nên n = 53,125%. (p + e)
hay n = 53,125%. (2p), thay vào (1) ta được p = e = 16 và n = 17.
Vậy số electron, số proton, số nơtron lần lượt là 16, 16, 17.
Tàu biển với lớp vỏ thép dễ bị ăn mòn bởi môi trường không khí và nước biển. Để bảo vệ các tàu thép ngoài việc sơn bảo vệ, người ta còn gắn vào vỏ tàu một số tấm kim loại. Tấm kim loại đó là:
Câu A. thiếc
Câu B. đồng
Câu C. chì
Câu D. kẽm
Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.
(2). Đun sôi nước.
(3).Đốt một mẫu cacbon.
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.
Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.
TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2
TN3: C + O2 → CO2
b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.
Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất
Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).
Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO3 (có khí bay ra).
Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.
Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB