Cho m gam hỗn hợp X gốm ba este đều đơn chức tác dụng tối đa với 350 ml dung dịch NaOH 1M. thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng và 28,6 gam hỗn hợp muối Z. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O. Tìm giá trị của m?
Đốt Y ⇒ nCO2 = 0,2 mol và nH2O = 0,35 mol
⇒ nY = nH2O - nCO2 = 0,15 mol
⇒ nO(Y) = 0,15 mol
mY = mC + mH + mO = 5,5g
X gồm este của ancol (0,15 mol) và este của phenol (x mol)
nNaOH = 0,15 + 2x = 0,35 mol
⇒ x = 0,1⇒ nH2O = 0,1 mol
Bảo toàn khối lượng:
mX = mmuối + mY +mH2O - mNaOH = 21,9g
Nung 54,4 gam hỗn hợp gồm Ca(HCO3)2 và KHCO3, (trong đó KHCO3 chiếm 40,66% về khối lượng) đến khối lượng không đổi thì thu được hỗn hợp chất rắn X. Phần trăm khối lượng của chất có phân tử khối lớn nhất trong X là:
Giải
Ta có: m KHCO3 = 54,4.40,66% = 22g → n KHCO3 = 0,22 mol
→ m Ca(HCO3)2 = 54,4 – 22 = 32,4g → nCa(HCO3)2= 32,4 : 162 = 0,2 mol
Rắn X gồm CaO và K2CO3
BTNT → nCaO = 0,2 mol; nK2CO3 = 0,22 : 2 = 0,11 mol
→ mCaO = 0,2.56 = 11,2g
→ mK2CO3= 0,11.138 = 15,18g
→ %m K2CO3 = (15,18.100) : 26,38 = 57,54%
Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.
Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).
Bảo toàn e suy ra: a = 2b
Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:
64a + 32b = 0,64
Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).
nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)
⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M
M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.
1. Tìm kim loại M
2. Tính % thể tích các khí trong A.
Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.
M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)
a a (mol)
MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O (2)
b b (mol)
Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2 (3)
MA = 11,52 .2 = 23 nên hay 2a + 44b = 4,6 (4)
Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8 (5)
Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).
%VH2 = 50%; %VCO2 = 50%.
Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a) Tăng nhiệt độ
b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.
Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lechateliter
Khi tăng nhịêt độ cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều thu nhịêt. Tức chiều nghịch, chiều phân hủy NH3
Khi hóa lỏng NH3 nồng độ NH3 giảm cân bằng hóa học sẽ dich chuyể theo chiều tăng làm nồng độ NH3 (chiều thuận) tạo thành NH3.
Giảm thể tích của hỗn hợp phản ứng cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều giảm áp xuất (chiều thuận) tạo ra NH3.
Dựa vào khối lượng riêng của các kim loại kiềm (xem bảng 6.1 trong bài học) để tính thể tích mol nguyên tử của chúng ở trạng thái rắn. Có nhận xét gì về sự biến đổi thể tích mol nguyên tử với sự biến đổi bán kính nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm?
Theo công thức D = M : V ⇒ V = M : D Ta có bảng số liệu sau :
Kim loại | Li | Na | K | Rb | Cs |
Khối lượng riêng D (gam/cm3) | 0,53 | 0,97 | 0,86 | 1,53 | 1,9 |
Khối lượng mol nguyên tử M(gam) | 7 | 23 | 39 | 85 | 133 |
Thể tích mol nguyên tử V (cm3) | 13,2 | 23,7 | 45,35 | 55,56 | 70 |
Bán kính nguyên tử (nm) | 0,123 | 0,157 | 0,203 | 0,216 | 0,235 |
Từ bảng số liệu ta thấy : bán kính và thể thích mol nguyên tử tăng từ Li Cs theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet