Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tìm m?
Cho X vào HCl dư chỉ có Al phản ứng:
2Al (0,1) + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 (0,15 mol)
Cho X vào HNO3 đặc, nguội chỉ có Cu phản ứng
Cu (0,15) + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 (0,3 mol) + 2H2O
→ m = 0,1.27 + 0,15.64 = 12,3 gam.
Ba hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 và có các tính chất: X và Y đều tham gia phản ứng tráng gương; X và Z đều tác dụng được với dung dịch NaOH. Các chất X, Y, Z lần lượt là:
Câu A. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, C2H5COOH.
Câu B. CH3COOCH3, HO-C2H4-CHO, HCOOC2H5.
Câu C. HCOOC2H5, HO-C2H4-CHO, CHO-CH2-CHO.
Câu D. HO-C2H4-CHO, C2H5COOH, CH3COOCH3.
Có các dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) ; các chất rắn Fe(OH)3, Cu và các chất khí CO2, NO.
Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một ? Viết các phương trình hoá học.
(Biết H2SO4 loãng không tác dụng với Cu).
Những cặp chất tác dụng với nhau là :
- Fe(OH)3 và HCl.
2Fe(OH)3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
- KOH và HCl.
KOH + HCl → KCl + H2O
- Fe(OH)3 và H2SO4
2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
- KOH và H2SO4.
KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O
- KOH và CO2.
2KOH + CO2 → K2CO3 + H2O
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. X là gì?
X có 2 phân lớp p và sự phân bố electron trên các phân lớp này là 2p6 và 3p1 (tổng số electron p là 7).
Cấu hình electron nguyên tử của X là: 1s22s22p63s23p63d14s1 X là Al.
Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch thì có thể nhận biết tối đa mấy dung dịch?
Cho dd H2SO4 lần lượt vào 5 lọ đựng 5 dd:
Lọ nào có kết tủa trắng, có khí không màu không mùi bay lên là Ba(HCO3)2
PTHH: Ba(HCO3)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2CO2↑ + 2H2O
Lọ nào có khí mùi trứng thối là K2S.
PTHH: K2S + H2SO4 → K2SO4 + H2S↑
Lọ nào chỉ có khí không màu không mùi là K2CO3
PTHH: K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O
⇒ Nhận biết được 3 dung dịch Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S
Cho biết tổng số các hạt proton, nơtron, electron tạo nên một nguyên tử một nguyên tố bằng 49, trong đó số hạt không mang điện là 17.
a) Tính số p và số e có trong nguyên tử.
b) Viết tên, kí hiệu hóa học và nguyên tử khối của nguyên tố.
c) Vẽ sơ đồ đơn giản của nguyên tử.
d) Số lớp electron và số electron lớp ngoài cùng có gì giống và khác so với nguyên tử O?
Trong 1 nguyên tử có số p = số e và nơtron là hạt không mang điện.
Theo đề bài, ta có: n = 17
số p = số e = (49-17)/2 = 16
Vậy số p và số e bằng 16.
b) Nguyên tố này là lưu huỳnh, kí hiệu S, nguyên tử khối là 32 đvC.
c) Sơ đồ đơn giản của nguyên tử S:
d) Nguyên tử lưu huỳnh có 3 lớp electron và 6 eletron lớp ngoài cùng
+ Khác: với nguyên tử O chỉ có 2 lớp electron.
+ Giống: với nguyên tử O là có cùng 6e ở lớp ngoài cùng.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet