Chất không phản ứng với NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dung dịch nào sau đây không phản ứng với dung dịch NaOH?

Đáp án:
  • Câu A. Axit axetic

  • Câu B. Phenol

  • Câu C. Metylamin Đáp án đúng

  • Câu D. Glyxin

Giải thích:

- Dung dịch tác với NaOH gồm: CH3COOH, C6H5OH, Glyxin. - Dung dịch không tác dụng với NaOH: CH3NH2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho nhiệt độ sôi (oC) của một số dẫn xuất halogen trong bảng dưới đây:

X Cl Br I
CH3-X -24 5 42
C2H5-X 1 38 72
n-C3H7-X 47 71 102
n-C4H9-X 78 102 131

Nhận xét về sự biến đổi nhiệt độ sôi theo chiều tăng mạch cacbon (theo hàng dọc) và theo nguyên tử khối của halogen (hàng ngang). Giải thích sơ bộ.

 

 

 

 


Đáp án:

– Theo chiều tăng mạch cacbon (hàng dọc), nguyên từ khối tăng nhiệt độ sôi của các chất tăng dần.

- Khi nguyên tử khối tăng (theo hàng ngang), nhiệt độ sôi cùng giảm dần.

- Khi nguyên tử khối tăng cần tốn nhiều năng lượng để chuyển các phân tử hữu cơ sang trạng thái hơi nhiệt độ sôi tăng.

Xem đáp án và giải thích
Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại phân kali có thành phần chính là KCl (còn lại là các tạp chất không chứa kali) được sản xuất từ quặng xinvinit có độ dinh dưỡng 55%. Phần trăm khối lượng của KCl trong loại phân kali đó chiếm bao nhiêu?


Đáp án:

Độ dinh dưỡng 55% ⇒ %K2O = 55%

2KCl           →           K2O

149           →           94 (gam)

55%. 149/94 = 87,18%           ←           55%

Xem đáp án và giải thích
Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí nào sau đây có trong không khí đã làm cho các đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị xám đen?

 





Đáp án:

                           (đen)




Xem đáp án và giải thích
Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học sau: Khi cho dây sắt có quấn mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.


Đáp án:

Dấu hiệu: cháy mạnh, sáng chói, tạo ra hạt nhỏ nóng chảy màu nâu.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích các hiện tượng sau : a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc. c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích các hiện tượng sau :

a) Khi bị dây axit nitric vào da thì chỗ da đó bị vàng 
b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (như thủy ngân, chì,...) thì bị ngộ độc.

c) Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “ riêu cua” nổi lên


Đáp án:

a) Khi bị dây HNO3 vào da, chỗ da đó có màu vàng là do phản ứng của protein chứa gốc hidrocacbon thơm với axit tạo ra sản phẩm thế màu vàng.

b) Khi ăn phải thức ăn có lẫn muối kim loại nặng (muối chì, thủy ngân...) sẽ bị ngộ độc do các protein trong cơ thể bị động tụ, mất đi hoạt tính sinh học

c) Khi nấu canh cua xảy ra hiện tượng đông tụ protein tạo thành các mảng “riêu cua” là do tính chất không bền nhiệt của protein

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…