Cho các phát biểu sau: (1) Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ cũng như fructozơ thu được axit gluconic. (2) Glucozơ, fructozơ là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất không thủy phân được. (3) Thủy phân đến cùng xenlulozơ trong môi trường axit tạo ra nhiều phân tử monosaccarit. (4) Trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc β-glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. (5) Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước. (6) Phân tử amilozơ và amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh. Số phát biểu đúng là.
Câu A. 5
Câu B. 4
Câu C. 6
Câu D. 3 Đáp án đúng
Chọn D (1) Sai, hiđrô hóa glucôzơ thu được sorbitol còn fructôzơ thì thu được đồng phân của sorbitol. (2) Đúng, các cacbohidrat tham gia phản ứng thủy phân là mantozơ, saccarôzơ,tinh bột và xenlulôzơ. (3) Đúng, khi thủy phân đến cùng xenlulôzơ thu được β – glucôzơ. (4) Sai, trong phân tử saccarozơ gốc α-glucozơ và gốc α-fructozơ liên kết với nhau bằng C1 – O – C2. (5) Đúng, tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, ở điều kiện thường không tan trong nước. (6) Sai, các polime có mạch phân nhánh thường gặp là amylopectin và glicôzen. Vậy có 3 phát biểu đúng là (2), (3) và (5).
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
H2(k) + I2(k) ⇌ 2HI(k)
Nồng độ các chất lúc cân bằng ở nhiệt độ 430oC như sau:
[H2] = [I2] = 0,107M; [HI] = 0,786M
Tính hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC.
Biểu thức tính hằng số cân bằng: Kc = ([HI]2)/([H2][I2])
Thay các giá trị [HI] = 0,786M; [H2] = [I2] = 0,107M
=> Kc = 53,96
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3. Trong hỗn hợp A, mỗi oxit đều có 0,5 mol. Khối lượng của hỗn hợp A là bao nhiêu?
Có thể coi 0,5 mol FeO và 0,5 mol Fe2O3 là 0,5 mol Fe3O4. Vậy cả hỗn hợp có 1 mol Fe3O4 nên có khối lượng là 232g.
Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau:
a) Heptan không tan trong axit sunfuaric loẵng []
b) Heptan tan tốt trong H2SO4 nguyên chất []
c) Heptan tan tốt trong dung dịch NaOH đặc. []
d) Hepan tan tốt trong benzene []
a) Đ
b) S
c) S
d) Đ
Câu A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.
Câu B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.
Câu C. Cho CaO vào nước dư.
Câu D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.
Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng, lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào?
Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời – là nước có chứa các muối axit như: Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2.
Khi nấu nước lâu ngày thấy xảy ra phương trình hóa học:
Ca(HCO3)2 =>CaCO3↓ + CO2↑ + H2O
Mg(HCO3)2 =>MgCO3↓ + CO2↑ + H2O
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp cặn này thì dùng giấm (dung dịch CH3COOH 5%) cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm rồi rửa sạch.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet