Cho các bazơ sau: Cu(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, Fe(OH)2 hãy chỉ ra các bazơ không tan trong nước?
Bazơ không tan trong nước là: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)2
Đốt cháy hoàn toàn m gam một ancol (rượu) đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Oxi hoá m gam X (có xúc tác) thu được hỗn hợp Y (H = 100%). Cho Y tác dụng hết với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 30,24 gam Ag. Số mol anđehit trong Y là
Câu A. 0,04 mol.
Câu B. 0,05 mol.
Câu C. 0,06 mol.
Câu D. 0,07 mol.
Nêu một số thí dụ (trong các lĩnh vực : ăn uống, may mặc, các thiết bị máy móc sử dụng trong đời sống) cho thấy vai trò của hoá học đối với đời sống hiện nay.
Các sản phẩm chế biến thông qua con đường hoá học hoặc có sự tham gia của hoá học : các loại mĩ phẩm, thực phẩm, các loại vải hoá học đẹp bền.
Các máy móc thiết bị : các chi tiết được sản xuất bằng vật liệu polime cần các quá trình công nghệ, sản xuất kim loại cần quá trình luyện kim.
Oxi hóa hoàn toàn 0,792 gam hỗn hợp bột Fe và Cu ta thu được 1,032 gam hỗn hợp các oxit (hỗn hợp X). Hãy tính thể tích khí H2 (đktc) tối thiểu cần để khử hoàn toàn các oxit thành kim loại.
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
nCO2 = (1,032 - 0,792)/32 = 0,0075(mol)
Do lượng kim loại không thay đổi nên số mol electron do O2 nhận vào bằng số mol electron do H2 mất.
O2 + 4e --> 2O2-
0,0075---0,03
H2 --> 2H+ + 2e
0,015----------0,03
⇒ nH2 = 2nO2 = 0,015 ⇒ VH2 = 0,336 (lít)
Khi nung nóng kẽm oxit với than cốc thì tạo thành một chất khí cháy được. Viết phương trình hóa học.
Khi nung nóng kẽm oxit với than cốc thì tạo thành một chất khí cháy được:
ZnO + C --t0--> Zn + CO
Chất nào sau đây còn được gọi là đường mật ong ?
Câu A. Saccarozơ
Câu B. Fructozơ
Câu C. Glucozơ
Câu D. Amilopectin
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB