Hoà tan hoàn toàn m (g) FexOy bằng dd H2SO4 đặc nóng thu được 2,24lit SO2 (đktc). Phần dd chứa 120(g) một loại muối sắt duy nhất. Tìm công thức oxit sắt và khối lượng m?
xFe2y/x + → xFe3+ + (3x – 2y)e
S6+ + 2e (0,2) → S4+ (0,1 mol)
nmuối = nFe2(SO4)3 = 0,3 mol
⇒ nFe2y/x + = 0,6 mol
Bảo toàn e: [0,6.(3x - 2y)]/2 = 0,2
⇒ x : y = 3 : 4
⇒ nFe3O4 = 0,2
⇒ m = 0,2. 232 = 46,4g
Một chất hữu cơ A có CTPT C3H6O2 thỏa mãn: A tác dụng được dd NaOH đun nóng và dd AgNO3/NH3, to. Vậy A có CTCT là:
Câu A. HOC – CH2 – CH2OH
Câu B. H – COO – C2H5
Câu C. CH3 – COO – CH3
Câu D. C2H5COOH
Tính hệ số trùng hợp (số mắt xích) của tơ nilon- 6,6 ( biết M= 2 500 g/mol) và của tơ capron (biết M = 15000 g/mol).
- Tơ nilon - 6,6:
1 mắt xích nilon - 6,6 có m = 226 g.
M tơ nilon - 6,6 = 2500g/mol
Hệ số trùng hợp
- Tơ capron:
1 mắt xích tơ capron có m = 113 g.
M tơ capron = 15000 g/mol
Hệ số trùng hợp
Hãy giải thích :
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl ----đpnc--> 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O Cl-,H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân: 2KCl + 2H2O --đpdd--> 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+ ,H2O NO3-, H2O
2H2O + 2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd KNO3--> 2H2 + O2
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+ ,H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2 2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân: 2H2O --đpdd H2SO4--> 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước.
Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm trên
+ ống nghiệm nào có khí mùi khai thoát ra ⇒ chứa NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ chứa Mg2+
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ⇒ chứa Fe3+
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết ⇒ chứa Al3+
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O
+ ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na+
Vậy phân biệt được cả 5 ion
Khi cho 45,6 gam anhiđric axetic tác dụng với 64,8 gam p-crezol thu được bao nhiêu gam este nếu hiệu suất của phản ứng đạt 80%
(CH3CO)2O (0,447 mol) + CH3-C6H4-OH (0,6 mol) → CH3COO-C6H4-CH3 + CH3COOH
⇒ neste = 0,447. 0,8 = 0,3576 mol
⇒ meste = 0,3576. 150 = 53,64 g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet