Hãy thực hiện những biến đổi sau:
a. Từ bạc nitrat điều chế kim loại bạc bằng hai phương pháp;
b. Từ kẽm sunfua và kẽm cacbonat điều chế kim loại kẽm bằng hai phương pháp.
c. Từ thiếc (IV) oxit điều chế kim loại thiếc.
d. Từ chì sunfua điều chế kim loại chì
a. 4AgNO3 + 2H2O (dpdd) → 4Ag + 4HNO3 + O2
2AgNO3 + Cu → 2Ag + Cu(NO3)2
b. ZnS, ZnCO3 → Zn
Phương pháp nhiệt luyện :
2ZnS + 3O2 to→ 2ZnO + 2SO2
ZnCO3 to → ZnO + CO2
ZnO + CO → Zn + CO2
Phương pháp điện phân :
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O
2ZnSO4 + 2H2O đpdd → 2Zn + 2H2SO4 + O2
c. SnO2 + 2C → Sn + 2CO
d. PbS → Pb
2PbS + 3O2 to→ 2PbO + 2SO2
PbO + C to→ Pb + CO
Tripeptit M và Tetrapeptit Q được tạo thành từ amino axil X mạch hở. Trong phân tử chỉ chứa 1 nhóm amino. Phần trăm khối lượng nitơ trong X là 18.67% Thủy phân hoàn toàn 8,265 gam hồn hợp K gồm M, Q trong HCl thu được 9,450 gam tripeptit M, 4,356 gam dipeptit và 3,750 gam X. Tỉ lệ về số mol cua tripeptit M và tetrapepht Q trong hỗn hợp K là bao nhiêu?
Xét amino axit X: MX = 75. Vậy X là Glyxin
Đặt số mol của tripeptit M là x, tetrapeptit Q là y
Ta có; khối lượng của hỗn hợp K là: 189x + 246y = 8,265 (1)
Khi thuỷ phân hỗn hợp K: vì số mol mắt xích glyxin được bảo toàn nên ta có:
3x + 4y = 9,450/189 + 4,356/132 + 3,750/75 = 0,133 (2)
Giải hệ phương trình (1) và (2) ta được x = y = 0,019 mol
Tỉ lệ mol là 1 : 1
Nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất hữu cơ ngày nay dựa chủ yếu vào:
Câu A. khí thiên nhiên
Câu B. than đá và đá vôi
Câu C. thực vật
Câu D. dầu mỏ
Có ba ống nghiệm: Ống 1 đựng rượu etylic ống 2 đựng rượu 96o, ống 3 đựng nước. Cho Na dư vào các ống nghiệm trên, viết các phương trình hóa học.
Ống 1: Rượu etylic tác dụng với Na
2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2
Ống 2: Rượu 96o tác dụng với Na ⇒ gồm C2H5OH và H2O tác dụng với Na
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
2CH3CH2OH + 2Na → 2CH3CH2ONa + H2
Ống 3: Nước tác dụng với Na
2H2O + 2Na → 2NaOH + H2
Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?
Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.
Trộn 100 ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M với 100 ml dung dịch HCl xM thu được dung dịch Y. Cho 10,96 gam Ba vào dung dịch Y, thu được 14,76 gam kết tủa. Tìm x?
Dung dịch Y gồm Al3+ 0,04 mol; SO42- 0,06 mol; H+ 0,1x mol; Cl- 0,1x mol
Theo bài ra nBa = 0,08 mol
Giả sử cho Ba vào Y chỉ thu được kết tủa là BaSO4 → n↓ = 0,063 > nSO42- = 0,06. Vậy kết tủa là BaSO4 0,06 mol và Al(OH)3
Khối lượng Al(OH)3 = 14,76 – 0,06. 233 = 0,78 → Số mol Al(OH)3 = 0,01 mol
Sau khi cho Ba vào dung dịch Y, dung dịch sau phản ứng chứa các ion:
Ba2+: 0,08 – 0,06 = 0,02 mol;
Cl-: 0,1x mol;
AlO2-: 0,04 – 0,01 = 0,03 mol
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích có: 0,02.2 = 0,1.x + 0,03 → x = 0,1.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet