Câu A. 2 Đáp án đúng
Câu B. 4
Câu C. 5
Câu D. 3
Chọn A. (a) Sai, Phản ứng: CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO (andehit axetic) (b) Sai, Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp: . (c) Sai, Ở điều kiện thường anilin là chất lỏng. (d) Đúng, Tinh bột và xenlulozơ thuộc loại polisaccarit. (e) Đúng, Phản ứng: 3H2 + (C17H33COO)3C3H5 → (C17H35COO)3C3H5 Vậy có 2 phát biểu đúng là (d) và (e)
Có hai dung dịch sau :
a) CH3COOH 0,10M (Ka = 1,75.10-5). Tính nồng độ mol của ion H+.
b) NH3 0,10M (Kb = 1,80.10-5). Tính nồng độ mol của ion OH-.
a) Xét 1 lít dung dịch CH3COOH.
CH3COOH <--------> CH3COO- + H+
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,75.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x.x = 0,1.1,75.10-5 = 1,75.10-6
⇒ x = 1,32.10-3
⇒ [H+] = 1,32.10-3 mol/lít
b) Xét 1 lít dung dịch NH3
NH3 + H2O <--------> NH4+ + OH-
Trước điện li 0,1 0 0
Điện li x x x
Sau điện li 0,1 - x x x
Ta có: Ka = {x.x}/(0,1-x) = 1,8.10-5
Vì x << 0,1 ⇒ (0,1 – x) ≈ 0,1 ⇒ x2 = 1,8.10-6
⇒ x = 1,34.10-3
⇒ [OH-] = 1,34.10-3 mol/lít.
Cho 0,5 lít dung dịch NaOH tác dụng với 300ml dung dịch Al2(SO4)3 0,2M thu được 1,56g kết tủa. Tính nồng độ mol/lít của dung dịch NaOH. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Số mol Al3+ = 0,12 mol.
Số mol Al(OH)2 = 0,02 mol < số mol Al3+ nên có 2 trường hợp xảy ra.
+ TH1: Al3+ dư → Chỉ tạo Al(OH)3 nên số mol OH- = 3 . 0,02 = 0,06 mol.
→ CM(NaOH) = 0,12M
+ TH2: Al3+ hết → tạo
→ Số mol OH- = 3 . 0,02 + 4 . 0,1 = 0,46 mol
→ CM(NaOH) = 0,92M
Trong phân tử este X no, đơn chức, mạch hở, oxi chiếm 36,36% khối lượng. Số công thức cấu tạo thoả mãn công thức phân tử của X là
Viết công thức cấu tạo của các chất có công thức phân tử sau : CH2Cl2 (một chất), C2H4O2(ba chất), C2H4Cl2 (hai chất).
a) Căn cứ vào đâu mà người ta xếp các nguyên tố thành chu kì, nhóm?
b) Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
a)- Căn cứ vào những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, người ta sắp xếp thành các dãy nguyên tố gọi là chu kì (trừ chu kì 1).
- Căn cứ vào cấu hình electron nguyên tử lớp ngoài cùng tương tự nhau để sắp các nguyên tố thành nhóm.
b) Chu kì là dãy những nguyên tố mà những nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron. Chu kì nào cũng bắt đầu bằng một kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kì 1).
Bảng tuần hoàn có 7 chu kì gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
Chu kì nhỏ là chu kì 1, 2, 3.
Chu kì 1 có 2 nguyên tố.
Chu kì 2, 3 đều có 8 nguyên tố.
Chu kì lớn là các chu kì 4, 5, 6, 7.
Chu kì 4, 5 đều có 18 nguyên tố.
Chu kì 6 có 32 nguyên tố.
Chu kì 7 mới tìm thấy 32 nguyên tố.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet