Hãy cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm cacbon và giải thích.
Trong nhóm IVA đi từ cacbon đến chì, số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, số lớp electron tăng ⇒ bán kính nguyên tử tăng ⇒ lực hút của hạt nhân với các electron giảm ⇒ khả năng nhận electron giảm, khả năng nhường electron tăng ⇒ tính phi kim giảm, tính kim loại tăng.
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 g alanin. Nếu phân tử khối của A là 50.000 thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Số mol alanin = 170 : 89 = 1,91 (mol)
Với MA = 50.000 ⇒ nA = 500 : 50000 = 0,01 (mol)
Trong 0,01 mol phân tử A có 1,91 mol alanin
⇒ Trong 1 mol phân tử A có 191 mol alanin
Số mắt xích alanin có trong phân tử A là 191
Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là
Câu A. 2,24.
Câu B. 3,36.
Câu C. 4,48.
Câu D. 5,60.
Trong tự nhiên, X có hai đồng vị 1735X và 1737X, chiếm lần lượt 75,77% và 24,23% số nguyên tử X. Y có hai đông vị à 11Y và 12Y, chiếm lần lượt 99,2% và 0,8% số nguyên tử Y. Phân tử khối trung bình của XY là bao nhiêu?
Nguyên tử khối trung bình của X :
Nguyên tử khối trung bình Y là:
Phân tử khối trung bình của XY: 36,493 ≈ 36,5.
Nung một lượng NH3 trong bình kín. Sau một thời gian đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất khí trong bình tăng 1,5 lần so với áp suất ban đầu. Tỉ lệ NH3 bị phân hủy chiếm bao nhiêu?
2NH3 → N2 + 3H2
Áp suất trong bình sau tăng 1,5 lần so với ban đầu ⇒ (ntrước)/(nsau) = 2/3
Giả sử ban đầu có 2 mol NH3, x là số mol NH3 bị phân hủy
nsau = nNH3 dư + nN2 + nH2 = 2 – x + 0,5x + 1,5x = 3 mol
⇒ x = 1 ⇒ 50% NH3 phân hủy
Hãy nêu ví dụ về phản ứng phân hủy tạo ra:
a) hai đơn chất.
b) hai hợp chất.
c) một đơn chất và một hợp chất..
Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng phân hủy
a) Hai đơn chất: 2HgO→ 2Hg + O2 ; H2S →H2 + S
b) Hai hợp chất: Cu(OH)2 → CuO+ H2O CaCO3→ CaO + CO2
c) Một đơn chất và một hợp chất: 2KClO3 → 2KCl + 3O2
2KNO3 → 2KNO2 + O2
Ở a) và c) là phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa của các nguyên tố thay đổi;
Ở b) không phải phản ứng oxi hóa khử vì số oxi hóa không thay đổi.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet