Hãy cho biết chiều của phản ứng hóa học xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử : Ag+/Ag; Al3+/Al và 2H+/H2. Giải thích và viết phương trình hóa học
Cặp Ag+/Ag và Al3+/Al
EoAl3+/Al = -1,66 (V)
EoAg+/Ag = 0,8 (V)
Chiều của phản ứng :
Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag
Cặp Ag+/Ag và 2H+/H2
EoAg+/Ag = 0,8 (V); Eo2H+/H2 = 0
⇒ Chiều của phản ứng : H2 + 2Ag+ → 2H+ + 2Ag
Cặp Al3+/Al và 2H+/H2 EoAl3+/Al = -1,66 (V); Eo2H+/H2 = 0
⇒ Chiều của phản ứng : 2Al + 6H+ → 2Al 3+ + 3H2
Tại sao khi tô vôi lên tường thì lát sau vôi khô và cứng lại ?
Vôi là canxi hiđroxit, là chất tan ít trong nước nên khi cho
nước vào tạo dung dịch trắng đục, khi tô lên tường thì Ca(OH)2 nhanh chóng
khô và cứng lại vì tác dụng với CO2 trong không khí theo phương trình:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O
Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p .
a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R.
b) Nguyên tố R thuộc chu kì nào? Nhóm nào? Cho biết tên của nguyên tố.
c) Nguyên tố R là kim loại hay là phi kim?
a) Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố R: 1s12s22p63s1.
b) R thuộc chu kì 3, nhóm IA, là nguyên tố natri.
c) Đó là nguyên tố kim loại điển hình.
Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam este X đơn chức thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam nước. Xác định công thức phân tử của X.
Ta có:
nCO2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
nH2O = 5,4/18 = 0,3 mol
Vì khi đốt cháy X thu được nH2O = nCO2 nên X là este no đơn chức
Gọi công thức của este no, đơn chức là: CnH2nO2 (n ≥ 2)
Phương trình phản ứng: CnH2nO2 + (3n - 2)/2 O2 → nCO2 + nH2O (1)
Theo phương trình hóa học: 0,3/n 0,3
Theo đề bài ta có: M(n) = (0,3/n).(14n + 32) = 7,4
=> n = 3
Theo đề bài, ta có: ⇒ n = 3
Vậy công thức phân tử của X là: C3H6O2
Câu A. 3 < a < 3,5.
Câu B. 1 < a < 2.
Câu C. 0,5 < a < 1.
Câu D. 2 < a < 3.
Hãy phân biệt các chất trong nhóm sau:
a) Etyl axetat, fomalin, axit axetic, etanol.
b) Các dung dịch: axeanđehit, glixerol, axit acrrylic và axit axetic.
a) - Dùng quỳ tím:
Nhận biết được CH3COOH vì làm quỳ tím hóa đỏ.
- Dùng AgNO3/NH4 (phản ứng tráng gương):
Nhận biết fomalin vì tạo kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH) → (NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
- Dùng Na:
Nhận biết được C2H5OH vì sủi bọt khí H2, mẫu còn lại là etyl axetat.
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2
b) Dùng quỳ tím nhận được hai nhóm chất sau:
+ Nhóm làm quỳ tím hóa đỏ là CH2=CHCOOH và CH3COOH (nhóm I)
+ Nhóm không đổi màu quỳ tím CH3CHO và C3H8O3 (nhóm II)
- Nhóm I. Dùng dung dịch Br2 nhận biết được CH2=CHCOOH vì chất làm mất màu dung dịch Br2. Mẫu còn lại là CH3COOH.
CH2=CHCOOH + Br2 → CH2Br-CHBrCOOH
- Nhóm II. Dùng phản ứng tráng gương nhận biết được CH3CHO vì tạo ra kết tủa Ag. Mẫu còn lại là C3H8O3.
CH3CHO + 2[Ag(NH3)2](OH) → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet