Trong công nghiệp, nguời ta sản xuất xút từ muối ăn. Khối lượng NaCl cần có để sản xuất 15 tấn NaOH (hiệu suất 80%) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong công nghiệp, nguời ta sản xuất xút từ muối ăn. Khối lượng NaCl cần có để sản xuất 15 tấn NaOH (hiệu suất 80%) là

 





Đáp án:

2NaCl + 2H2O (đpdd) → 2NaOH + H2 + Cl2

Theo pt: 2.58,5 gam → 2.40 gam

Vậy 21,9375 tấn → 15 tấn

Với hiệu suất 80% thì khối lượng NaCl cần lấy là :

21,9375 x 100 : 80 = 27,422 tấn

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lipid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận định sau: (1) Lipit là một loại chất béo. (2) Lipit gồm chất béo, sáp, sterit, photpholipit,… (3) Chất béo là các chất lỏng. (4) Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường. (5) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch. (6) Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật. Các nhận định đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 1, 2, 4, 6

  • Câu B. 2, 4, 6

  • Câu C. 3, 4, 5

  • Câu D. 1, 2, 4, 5

Xem đáp án và giải thích
Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Khi thủy phân 500 gam protein A thu được 170 gam alanin. Tính số mol alanin trong A. Nếu phân tử khối của A là 50000 đvC thì số mắt xích alanin trong phân tử A là bao nhiêu?


Đáp án:

Số mol alanin nAla =1,91 (mol)

Trong 500 g protein A có 1,91 mol Ala.

→ 50000 g protein A có 191 mol Ala.

Số mắt xích Alanin : 191 . 6,023.1023 = 1146.1023.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ) a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra. b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe. c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100 ml một dung dịch có hòa tan 13,5 gam CuCl2 và 14,9 gam KCl (có màng ngăn và điện cực trơ)

a) Trình bày sơ đồ và viết phương trình hóa học của phản ứng điện phân có thể xảy ra.

b) Hãy cho biết chất nào còn lại trong dung dịch điện phân. Biết thời gian điện phân là 2 giờ, cường độ dòng điện 5,1 ampe.

c) Hãy xác định nồng độ các chất có trong dung dịch sau điện phân. Biết rằng dung dịch sau điện phân đã được pha loãng cho đủ 200 ml.


Đáp án:

nCuCl2 = 13,5/135 = 0,1 mol ; nKCl = 14,9/74,5 = 0,2 mol ⇒ nCl- = 0,4 mol; nCu2+ = 0,1 mol

Phương trình điện phân : CuCl2 → Cu + Cl2

2KCl + 2H2O → 2KOH + H2 + Cl2

Khối lượng clo thoát ra m = (71.5,1.7200)/(2.96500) = 13,5 gam

⇒ nCl = 0,19 mol ⇒ Cl- còn dư

Hết Cu2+: 2H2O + 2e → H2 + 2OH- (dd)

Chất còn lại sau điện phân là K+ 0,2 mol; Cl- dư 0,02 mol; OH- dư 0,18 mol

⇒ KOH 0,18 mol; KCl 0,02 mol

c. CM KOH = 0,18/0,2 = 0,9 M.

CM KCl = 0,02/0,2 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Có phương trình hóa học sau: CaCO3 → CaO + CO2. a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO? b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3? c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc). d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có phương trình hóa học sau:

CaCO3 → CaO + CO2.

a) Cần dùng bao nhiêu mol CaCO3 để điều chế được 11,2g CaO?

b) Muốn điều chế được 7g CaO cần dùng bao nhiêu gam CaCO3?

c) Nếu có 3,5 mol CaCO3 tham gia phản ứng sẽ sinh ra bao nhiêu lít CO2 (đktc).

d) Nếu thu được 13,44 lít khí CO2 ở đktc thì có bao nhiêu gam chất rắn tham gia và tạo thành sau phản ứng.


Đáp án:

Phương trình hóa học CaCO3 → CaO + CO2.

a) nCaO = 0,2 mol.

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,2 (mol)

b) nCaO = 0,125 (mol)

Theo PTHH thì nCaCO3 = nCaO = 0,125 (mol)

mCaCO3 = M.n = 100.0,125 = 12,5 (g)

c) Theo PTHH thì nCO2 = nCaCO3 = 3,5 (mol)

VCO2 = 22,4.n = 22,4.3,5 = 78,4 (lít)

d) nCO2 = 0,6 (mol)

Theo PTHH nCaO = nCaCO3 = nCO2 = 0,6 (mol)

mCaCO3 = n.M = 0,6.100 = 60 (g)

mCaO = n.M = 0,6.56 = 33,6 (g)

Xem đáp án và giải thích
Người ta có thể điều chế KCl bằng: a) một phản ứng hóa hợp. b) một phản ứng phân hủy. c) một phản ứng trao đổi. d) một phản ứng thế. 1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên. 2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta có thể điều chế KCl bằng:

a) một phản ứng hóa hợp.

b) một phản ứng phân hủy.

c) một phản ứng trao đổi.

d) một phản ứng thế.

1. Hãy dẫn ra phản ứng cho mỗi trường hợp trên.

2. Trường hợp nào là phản ứng oxi hóa-khử? Trong đó số oxi hóa của nguyên tố clo thay đổi như thế nào?


Đáp án:

1) Các phản ứng điều chế KCl

Một phản ứng hóa hợp: 2K   +  Cl2  --> 2KCl

Một phản ứng phân hủy: 2KClO3  ---> 2KCl  + 3O2

Một phản ứng trao đổi: K2SO4 + BaCl2 --> BaSO4 + 2KCl

Một phản ứng thế: 2K + 2HCl --> 2KCl + H2

2) Các phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng oxi hóa-khử.

Trong (1): Số oxi hóa cửa clo giảm từ 0 xuống - 1.

Trong (2): Số oxi hóa của clo giảm từ +5 xuống -1.

Trong (3) và (4): số oxi hóa của clo không thay đổi.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…