Giải thích vì sao kim loại đề có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích vì sao kim loại đề có tính chất vật lý chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và ánh kim?


Đáp án:

Tính chất vật lý chung của kim loại có được là do trong cấu tạo mạng tinh thể kim loại có các electron tự do chuyển động trong mạng tinh thể kim loại.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 14,8 gam Ca(OH)2 vào 150 gam dung dịch (NH4)2SO4 26,4% rồi đun nóng thu được V lít (đktc) khí X (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khí dung dịch ). Để đốt cháy hết V lít khí X trên cần vừa đủ lượng O2 sinh ra khi nung m gam KClO3 (có xúc tác). Tìm m?


Đáp án:

nCa(OH)2 = 0,2 ⇒ nOH- = 0,4 mol

n(NH4)2SO4 = 0,3 mol ⇒ nNH4+ = 0,6 mol

nOH- < nNH4+ ⇒ nNH3 = 0,4 mol

4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O

nO2 = 3/4. nNH3 = 0,3 mol

KClO3 -toC→ KCl + 3/2 O2

nKClO3 = 2/3 nO2 = 0,2 mol ⇒ m = 24,5 gam

Xem đáp án và giải thích
Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây ? a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2. b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học hãy tách riêng từng chát trong mỗi hỗn hợp sau đây ?

a. Hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2.

b. Hỗn hợp lỏng : C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.


Đáp án:

a. Tách hỗn hợp khí CH4 và CH3NH2

Cho hỗn hợp đi qua dung dịch HCl ta được CH3NH2 phản ứng với HCl bị giữ lại trong dung dịch, khí thoát ra ngoài là CH4 tinh khiết.

PTHH: CH3NH2 + HCl → CH3NH2Cl

Cho NaOH vào CH3NH2Cl thu lại được CH3NH2

CH3NH2Cl + NaOH → CH3NH2 + NaCl + H2O

b. Tách hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2

Cho dung dịch NaOH vào hỗn hợp lỏng trên thu được dung dịch gồm hai phần: phần 1 tan là C6H5OH tạo thành C6H5ONa và phần 2 hỗn hợp còn lại là C6H5NH2 và C6H6.

PTHH: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

- Sục khí CO2 vào phần dung dịch tan ta thu lại được C6H5OH kết tủa .

C6H5ONa + CO2 + H2O → C6H5OH↓ + NaHCO3

- Với hỗn hợp C6H5NH2 và C6H6: cho tác dụng dung dịch HCl, thu được dung dịch gồm hai phần: phần tan là C6H5NH3Cl, phần không tan là C6H6. Lọc phần không tan ⇒ tách được C6H6.

PTHH: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Cho dung dịch NaOH vào phần dung dịch, ta thu lại được C6H5NH2 kết tủa.

PTHH: C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2↓ + NaCl + H2O

Xem đáp án và giải thích
Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng) a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên. b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một loại mỡ động vật chứ 20% tristearoylglixerol m, 30% tripanmitoylgrixerol và 50 % trioleoylgixerol (về khối lượng)

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra khi thực hiện phản ứng xà phòng hóa loại mỡ trên.

b) Tính khối lượng muối thu được khi xà phòng hóa 1 tấn mỡ trên bằng dung dịch NaOH, giả sử hiệu suất của quá trình đạt 90%.


Đáp án:

a. PTHH:

b.Dựa vào tỉ lệ phần trăm

⇒ Trong 1 tấn mỡ có:

0,2 tấn (C17H35COO)3C3H5

0,3 tấn (C15H31COO)3C3H5

0,5 tấn (C17H33COO)3C3H5

Theo pt (1), (2), (3) khối lượng muối thu được là :

[0,2.3.306]/890 + [0,3.3.278]/806 + [0,5.3.304]/884 = 1,03255 (tấn) = 1032,55(kg)

Vì hiệu suất là 90% nên khối lượng muối thu được là: 1,03255 . 90% = 0,9293 tấn = 929,3 kg

Xem đáp án và giải thích
Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan. a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho Cu tác dụng với dung dịch Fe2(SO4)3 thu được dung dịch hỗn hợp FeSO4 và CuSO4. Thêm một ít bột sát vào dung dịch hỗn hợp, nhận thấy bột sắt bị hòa tan.

a. Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và dạng ion thu gọn

b. So sánh tính khử của các đơn chất kim loại và tính oxi hóa của các ion kim loại


Đáp án:

a. Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Cu + Fe3+ → Cu2+ + 2 Fe2+

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

b. Tính khử Fe > Cu

Tính oxi hóa Fe2+ < Cu2+ < Fe3+

Xem đáp án và giải thích
 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho m gam Mg vào 1 lít dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và Fe(NO3)2 0,1M. Sau phản ứng thu được 9,2 gam chất rắn và dung dịch B. Tìm giá trị của m?


Đáp án:

nCu(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol; nFe(NO3)2 = 0,1.1 = 0,1 mol

Mg phản ứng trước với Cu(NO3)2 sau đó phản ứng với Fe(NO3)2.

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với Cu(NO3)2, khi đó:

mrắn = mCu = 0,1.64 = 6,4 gam < 9,2 gam

Giả sử Mg phản ứng vừa đủ với 2 dd trên, khi đó:

mrắn = mCu + mFe = 0,1.56 + 0,1.64 = 12 gam > 9,2 gam

→ Cu(NO3)2 phản ứng hết, Fe(NO3)2 phản ứng một phần.

mFe = 9,2 – 6,4 = 2,8 gam → nFe = nFe(NO3)2 pư = 2,8: 56 = 0,05 mol.

→ Bảo toàn e: nMg.2 = 0,05.2 + 0,1.2 → nMg = 0,15 mol → mMg = 0,15.24 = 3,6 gam.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…