Câu hỏi lý thuyết về kim loại tác dụng với dung dịch Fe3+
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho y gam kim loại M vào dung dịch Fe2(SO4)3, sau phản ứng hoàn toàn khối lượng phần dung dịch tăng thêm y gam. Kim loại M là


Đáp án:
  • Câu A. Cu. Đáp án đúng

  • Câu B. Ba.

  • Câu C. Na.

  • Câu D. Ag.

Giải thích:

Cho y gam M vào thì dung dịch tăng y gam => không có chất thoát ra khỏi dung dịch => Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6 g sắt tác dụng hết với dung dịch axit clohiđric loãng thu được FeCl2 và H2. Sau phản ứng thu được bao nhiêu lít khí H2 (đktc)


Đáp án:

Số mol Fe tham gia phản ứng là: nFe = 0,1 mol

Phương trình hóa học:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

1 → 1 mol

0,1 → 0,1 (mol)

Theo phương trình: nH2 = nFe = 0,1 mol

Thể tích khí H2 thu được sau phản ứng là:

VH2 = 22,4. nH2 = 22,4.0,1 = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng bạc tạo thành
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho hỗn hợp gồm 0,1 mol HCHO và 0,1 mol HCOOH tác dụng với lượng dư Ag2O hoặc (AgNO3), trong dung dịch NH3 đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng Ag tạo thành là:

Đáp án:
  • Câu A. 21,6 gam

  • Câu B. 43,2 gam

  • Câu C. 54,0 gam

  • Câu D. 64,8 gam

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Giải thích hiện tượng:“Một nồi nhôm mới mua về sáng lấp lánh bạc, chỉ cần dùng nấu nước sôi, bên trong nồi nhôm, chỗ có nước biến thành màu xám đen ?”


Đáp án:

Bình thường trông bên ngoài nước không có vấn đề gì, thực tế trong nước có hòa tan nhiều chất, thường gặp nhất là các muối canxi, magiê và sắt. Các nguồn nước có thể chứa lượng muối sắt ít nhiều khác nhau, loại nước chứa nhiều sắt “ là thủ phạm” làm cho nồi nhôm có màu đen.

Vì nhôm có tính khử mạnh hơn sắt nên nhôm sẽ đẩy sắt ra khỏi muối của nó và thay thế ion sắt, còn ion sắt bị khử sẽ bám vào bề mặt nhôm, nồi nhôm sẽ bị đen: Để hoàn thành được điều trên phải có 3 điều kiện: Lượng muối sắt trong nước phải đủ lớn; Thời gian đun sôi phải đủ lâu; Nồi nhôm phải là nồi mới

Xem đáp án và giải thích
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó như thế nào?


Đáp án:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó sẽ biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Xác định trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau :

- Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4

- Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3

- Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl

Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là:


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 1

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…