Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần: a) Na, Mg, Al, K. b) K, Na, Mg, Al. c) Al, K, Na, Mg. d) Mg, K, Al, Na. Giải thích sự lựa chọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết các sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần:

a) Na, Mg, Al, K.

b) K, Na, Mg, Al.

c) Al, K, Na, Mg.

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.


Đáp án:

Giải thích:

- K cùng nhóm với Na: trong cùng 1 nhóm theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại tăng dần ⇒ Tính kim loại của Na < K

- Na, Mg, Al cùng chu kì: trong cùng 1 chu kì theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân tính kim loại giảm dần ⇒ Tính kim loại Na > Mg > Al

⇒ Dãy sắp xếp chiều tính kim loại giảm dần là K > Na > Mg > Al ⇒ Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đốt cháy hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat, metyl acrylat và axit oleic, rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 (dư). Sau phản ứng thu được 18 gam kết tủa và dung dịch X. Khối lượng X so với khối lượng dung dịch Ca(OH)2 ban đầu đã thay đổi như thế nào?


Đáp án:

Công thức chung của các chất trên là CnH2n-2O2

CnH2n – 2O2+ 1,5(n-1)O2 → nCO2 + (n-1)H2O

nCO2= nkết tủa = 0,18 mol

Gọi x là số mol của H2O => nO2 phản ứng = 3x/2

Bảo toàn khối lượng ta có: mhh+ mO2 = mCO2 + mH2O

=> 3,42 + 3x/2.32 = 44.0,18 + 18x => x = 0,15 mol

mCO2 + mH2O = 10,62 gam < m kết tủa

=> mdd giảm = 18 – 10,62 = 7,38 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau: (a) Al và Na (1:2) vào nước dư. (b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư. (c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư. (d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư. (e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư. (f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư. Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:

(a) Al và Na (1:2) vào nước dư.

(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư.

(c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư.

(d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư.

(e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư.

(f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư.

Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:


Đáp án:

(a) nAl < nNaOH => tan hết

(b) Cu + Fe2(SO4)3 → 2FeSO4 + CuSO4 => tan hết

(c) Cu(2 mol) + 2FeCl3(2 mol) → CuCl2 + 2FeCl2 => không tan hết

(d) Tan hết

(e) Al4C3 + 12H2O → 4Al(OH)3 + 3CH4

1                                  4

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2

2                                  2

2Al(OH)3 + Ca(OH)2 → Ca(AlO2)2 + 4H2O

4                                              2

=> tan hết

(f) Không tan hết do tạo kết tủa BaCO3

Vậy các hỗn hợp rắn tan hoàn toàn là (a) (b) (d) (e)

Xem đáp án và giải thích
Bài tập biện luận công thức cấu tạo dựa vào chuỗi phương trình
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho sơ đồ chuyển hóa sau : (1) C4H6O2 (M) + NaOH ® (to) (A)+ (B) (2) (B) + AgNO3 + NH3 +H2O ® (to) (F)↓ + Ag + NH4NO3 (3) (F) + NaOH ® (to) (A)↑ + NH3 + H2O. M là chất


Đáp án:
  • Câu A. HCOO(CH2)=CH2

  • Câu B. CH3COOCH=CH2

  • Câu C. HCOOCH=CHCH3

  • Câu D. CH2=CHCOOCH3

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch NaOH,H2SO4,HCl có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch  có cùng nồng độ mol. Có thể dùng cách chuẩn độ axit - bazơ với chất chỉ thị là phenolphtalein để phân biệt các dung dịch đó được không ? Nếu được, hãy trình bày cách làm.



Đáp án:

Dùng dung dịch phenolphtalein nhận ra dung dịch NaOH. Do các dung dịch có cùng nồng độ mol nên lấy cùng thể tích sẽ có cùng số mol chất tan. Dựa vào các phản ứng trung hoà sau:

 (1)

           (2)

Nếu lấy, thí dụ 10 ml mỗi dung dịch axit cho phản ứng với 11 ml dung dịch NaOH, sau phản ứng nhỏ dung dịch phenolphtalein vào thấy xuất hiện màu hồng (do dư NaOH) là phản ứng (1) nhận ra axit HCl, còn lại là axit H2SO4.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…