Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Tìm phân tử khối của Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Tìm phân tử khối của Y


Đáp án:

Chất hữu cơ X (C2H8O3N2) có: k = (2.2 + 2 – 8 + 2): 2 = 0 (không có liên kết )

X không thể là amino axit, vì vậy CTCT của X có thể là: CH3CH2NH3NO3

CH3CH2NH3NO3 (X) + NaOH → CH3CH2NH2 (Y) + NaNO3 + H2O

Vậy MY = 45 g/mol.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân peptit trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lấy 14,6 g một đipeptit tạo ra từ glixin và alanin cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M. Thể tích dung dịch HCl tham gia phản ứng:


Đáp án:
  • Câu A. 0,23 lít

  • Câu B. 0.20 lít

  • Câu C. 0.40 lít

  • Câu D. 0.10 lít

Xem đáp án và giải thích
 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng: -X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro. -Z và T không phản ứng với dung dịch HCl. -Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X. -T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z. Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:

-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.

-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.

-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.

-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.

Hãy  sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.


Đáp án:

- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.

→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.

- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.

- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.

→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z

Xem đáp án và giải thích
Tơ thiên nhiên
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nào sau đây là tơ thiên nhiên?

Đáp án:
  • Câu A. Tơ lapsan

  • Câu B. Tơ nitron

  • Câu C. Tơ nilon- 6,6

  • Câu D. Tơ tằm

Xem đáp án và giải thích
a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin. b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Tính thể tích nước brom 3% (D=1,3g/ ml) cần để điều chế 4,4 gam tribromanilin.

b. Tính khối lượng anilin có trong dung dịch A biết rằng khi cho tác dụng vào nước brom thì thu được 6,6 gam kết tủa trắng. Giả sử hiệu suất của cả hai trường hợp là 100%.


Đáp án:

Đáp án hướng dẫn giải bài tập

a) C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr (1)

480 → 330 gam

x → 4,4 gam

=> x= 4,4.480/330 = 6,4 gam

=>mddBr23%= 6,4.100/3 = 213,33 lít

VddBr2 3%= mddBr2 3%/D = 213,33/1,3 = 164,1 (ml).

b) C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2↓ + 3HBr (2)

93                               330 gam

y                                  6,6 gam

=> y = 6,6.93/330 = 1,86 gam

Xem đáp án và giải thích
Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một ít bột sắt nguyên chất tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng thu được 560 ml một chất khí ở đktc. Nếu cho một lượng gấp đôi bột sắt nói trên tác dụng hết với dung dịch CuSO4 thì thu được một chất rắn. Tính khối lượng bột sắt đã dùng trong hai trường hợp nói trên và khối lượng chất rắn thu được.


Đáp án:

Số mol H2 là nH2=  0,025 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Theo pt nFe = nH2 = 0,025(mol)

→ Khối lượng sắt dùng ở trường hợp 1 là: mFe = 0,025 x 56 = 1,4(g)

TH2: Lượng Fe gấp đôi khi đó số mol Fe là: 0,025. 2 = 0,05 (mol)

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

nFe = 0,05 mol.

Khối lượng Fe đã dùng ở trường hợp 2 là: mFe = 0,05 x 56 = 2,8 (g)

Khối lượng chất rắn m = mCu = 0,05 x 64 = 3,2(g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…