Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ các số oxi hoá của chlorine, hãy giải thích tại sao Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử?


Đáp án:

Các mức oxi hóa của chlorine là: -1, 0, +1, +3, +5, +7.

Số oxi hóa của chlorine trong Cl2 là 0, đây là mức oxi hóa trung gian nên Cl2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Tính khối lượng ancol thu được 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men 1 tấn tinh bột chứa 5% tạp chất trơ thành ancol etylic với hiệu suất của từng giai đoạn là 85%. Tính khối lượng ancol thu được 


Đáp án:

mtinh bột = 103.95% = 950kg

(C6H10O5)n (162n) → C6H12O6 → 2nC2H5OH (92n kg)

Hchung = 85%.85% = 72,25%

⇒ mancol = 950.  92n/162n . 72,25% = 389,8kg

Xem đáp án và giải thích
Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau: (a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên. (b) X1 có phản ứng tráng gương. (c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon. (d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol: X + 2NaOH → X1 + X2 + X3 + 2H2O. Biết X có công thức phân tử là C5H14O4N2; X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1. Cho các phát biểu sau:

(a) X có hai công thức cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên.

(b) X1 có phản ứng tráng gương.

(c) X2 và X3 có cùng số nguyên tử cacbon.

(d) X là muối của aminoaxit với amin bậc 1.

 Số phát biểu đúng là


Đáp án:

X1 và X2 là hai muối natri của hai axit cacboxylic đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng (MX1 < MX2); X3 là amin bậc 1 nên X là:

HCOO-NH3-CH2-CH2-NH3-OOC-CH3

Hoặc HCOO-NH3-CH(CH3)-NH3-OOC-CH3

X1 là HCOONa; X2 là CH3COONa

X3 là NH2-CH2-CH2-NH2 hoặc CH3-CH(NH2)2

a, b, c đúng

d sai vì X là muối của axit cacboxylic với amin bậc 1

=> 3 đúng.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho dung dịch NaOH tác dụng với muối Na2SO4 sẽ tạo thành kết tủa màu gì?

Đáp án:
  • Câu A. trắng xanh

  • Câu B. đỏ gạch

  • Câu C. xanh lục

  • Câu D. vàng cam

Xem đáp án và giải thích
Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK) a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5? b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)

a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?

b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.

b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

Xem đáp án và giải thích
Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau: a) KClO3 → KCl + O2; b) NaNO3 → NaNO2 + O2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu làm như bài tập 16.2, theo sơ đồ của phản ứng sau:

   a) KClO3 → KCl + O2;     b) NaNO3 → NaNO2 + O2


Đáp án:

   a) 2KClO3 → 2KCl + 3O2

   Số phân tử KClO3 : số phân tử KCl : số phân tử O2 = 2:2:3

   b) 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2

   Số phân tử NaNO3 : số phân tử NaNO2 : số phân tử O2 = 2:2:1

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…