Điiot pentaoxit (I2O5) tác dụng với cacbon monooxit tạo ra cacbon đioxit và iot.
a) Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử trên.
b) Khi cho một lít hỗn hợp có chứa CO và CO2 tham gia phản ứng thì khối lượng điiot pentaoxit bị khử là 0,5 gam. Tính thành phần phần trăm về thể tích của CO trong hỗn hợp khí. Biết rằng ở điều kiện thí nghiệm, thể tích mol của chất khí V = 24 lít.
a)
I2O5 + 5CO ---> 5CO2 + I2
b)
Tính phần trăm về thể tích CO trong hỗn hợp khí:
Chỉ có CO tham gia phản ứng. Theo phương trình phản ứng:
nCO = 5nI2O5 = (5.0,5)/334 = 5/668 mol
VCO = (24. 5)/668 ≈ 0,18 lit
⇒ %VCO = 0,18.100% ≈ 18%
Trong 3 bình giống hệt nhau và có chứa thể tích oxi như nhau. Đồng thời ta cho vào 3 bình: bình 1 một cục than đang cháy, bình 2 hai cục than đang cháy, bình 3 ba cục than đang cháy ( các cục than có kích thước như nhau).
Em hãy nhận xét về hiện tượng xảy ra trong phòng thí nghiệm?
Trong ba hình trên thì cục than ở bình 1 cháy lâu hơn cục than ở bình 2 và cục than ở bình 2 cháy lâu hơn ở bình 3.
Vì lượng oxi trong 3 bình là như nhau.
Câu A. 2,9125g
Câu B. 19,125g
Câu C. 49,125g
Câu D. 29,125g
Hòa tan hoàn toàn 12,1g hỗn hợp bột CuO và ZnO cần 100ml dung dịch HCl 3M.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H2SO4 có nồng độ 20 % để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
VHCl = 100ml = 0,1 lít ⇒ nHCl = CM . V = 0,1 . 3 = 0,3 mol
Đặt x và y là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp.
a) Phương trình hóa học xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O (1)
ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O (2)
b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
Theo phương trình: nHCl (1) = 2. nCuO = 2.x mol; nHCl (2) = 2. nZnO = 2y mol
⇒ nHCl = 2x + 2y = 0,3 (∗)
Ta có: mCuO = (64 + 16).x = 80x ; mZnO = (65 + 16).y = 81y
⇒mhh = 80x + 81y = 12,1. (∗∗)
Từ (∗) và (∗∗) ta có hệ phương trình: 2x + 2y = 0,3 & 80x + 81y = 12,1
Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05; y= 0,1.
⇒ nCuO = 0,05 mol, nZnO = 0,1 mol
mCuO = 80 . 0,05 = 4 g
%mCuO = (4.100%)/12,1 = 33%
=> %mZnO = 67%
c) Khối lượng H2SO4 cần dùng:
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O (3)
ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O (4)
Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có:
Theo pt (3) nH2SO4 = nCuO = 0,05 mol
Theo pt (4) nH2SO4 = nZnO = 0,1 mol
⇒ mH2SO4 = 98. (0,05 + 0,1) = 14,7g.
Khối lượng dung dịch H2SO4 20% cần dùng: m = (14,7.100)/20 = 73,5g
Câu A. 5
Câu B. 2
Câu C. 4
Câu D. 3
Hãy cho biết:
a. Nguyên tắc sản xuất gang và nguyên tắc sản xuất thép.
b. Những nguyên liệu sản xuất gang và sản xuất thép.
c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép.
a. Nguyên tắc sản xuất gang: Dùng CO khử oxit sất thành sất theo từng giai đoạn:
Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe
Nguyên tắc sản xuất thép: Oxi hóa các tạp chất trong gang.
b. Những nguyên liệu sản xuất gang : Quặng sắt, chất chảy, than cốc
Những nguyên liệu sản xuất thép: Gang trắng hay gang xám. Sắt thép phế liệu, chất chảy là CaO. nhiên liệu là dầu ma dút, khí đốt, khí oxi.
c. Các phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình luyện gang và luyện thép
Luyện gang
– Phản ứng tạo chất khử
– Phản ứng khử oxit sắt:
– Phản ứng tạo xỉ
Luyện thép
Xem đáp án và giải thích
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet