Vì sao các hợp chất ion có nhiệt độ nóng chảy cao?
Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu trong tinh thể ion rất lớn. Các hợp chất ion đều khá rắn, khó bay hơn, khó nóng chảy.
Hãy lập các phương trình hóa học theo các sơ đồ sau:
Fe2O3 + CO ---> CO2 + Fe.
Fe3O4 + H2 -----> H2O + Fe.
CO2 + 2Mg -----> 2MgO + C.
Các phản ứng hóa học này có phải là phản ứng oxi hóa - khử không? Vì sao? Nếu là phản ứng oxi hóa – khử cho biết chất nào là chất khử, chất oxi hóa? Vì sao?
Fe2O3 + 3CO → 3CO2 + 2Fe.
Fe3O4 + 4H2 → 4H2O + 3Fe.
CO2 + 2Mg → 2MgO + C.
Cả 3 phản ứng đều là phản ứng oxi hóa – khử.
Các chất khử là CO, H2, Mg vì đều là chất chiếm oxi.
Các chất oxi hóa là Fe2O3, Fe3O4, CO2 vì đều là chất nhường oxi.
Cho sơ đồ phản ứng sau:
FeaOb + HCl → FeClc + H2O
Cho biết Fe có hóa trị III, hãy xác định a, b, c và cân bằng phương trình hóa học.
- Sắt có hóa trị III, vậy oxit của sắt là Fe2O3, muối sắt là FeCl3
⇒ a = 2; b = 3 và c = 3.
- Cân bằng phương trình:
Sơ đồ phản ứng: Fe2O3 + HCl → FeCl3 + H2O
Vế trái có 2 nguyên tử Fe, để số nguyên tử Fe ở hai vế bằng nhau thêm 2 vào trước FeCl3.
Fe2O3 + HCl → 2FeCl3 + H2O
Khi đó vế phải có 6 nguyên tử Cl, để số Cl ở hai vế bằng nhau thêm 6 vào trước HCl.
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + H2O
Cuối cùng thêm 3 vào trước H2O để số nguyên tử H ở hai vế bằng nhau.
Vậy phương trình hóa học là:
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Lên men một lượng glucozơ thành ancol etylic thì thu được 100 ml ancol 46o. Khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8 gam/ml. Hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình lên men vào dung dịch NaOH dư thu được muối có khối lượng là (các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
mC2H5OH nguyên chất = 100. 0,46.0,8 = 36,8
⇒ nCO2 = nC2H5OH = 0,8 mol
⇒ mNa2CO3 = 0,8.106 = 84,8g
Hãy kể tên ba vật thể được làm bằng:
a) Nhôm
b) Thủy tinh
c) Chất dẻo
a) Ba vật thể được làm bằng nhôm: Ấm đun bằng nhôm, vành xe đạp, chảo nhôm.
b) Ba vật thể được làm bằng thủy tinh: Lọ cắm hoa, ống nghiệm thủy tinh, bình thủy tinh hình nón.
c) Ba vật thể được làm bằng chất dẻo: Bình đựng nước uống tinh khiết, ruột bút bi, bịch nilon.
Tiến hành 2 thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lit dung dịch Cu(NO3)2 0,2M. Thí nghiệm 2: Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lit dung dịch AgNO3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở 2 thí nghiệm đều bằng nhau. Biểu thức liên hệ giữa V1 và V2 là
Câu A. V1 = 5V2.
Câu B. V1 = 2V2.
Câu C. V1 = 10V2.
Câu D. 10V1 = V2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet