Câu A. 8
Câu B. 6
Câu C. 7
Câu D. 5 Đáp án đúng
Chọn đáp án D HCHO, HCOOC6H5, Glu, HCOONa, CH3CHO. Tất cả các chất trên đều có nhóm CHO phương trình chung là: RCHO + 2 (Ag(NH3)2)OH→RCOONH4 + 2Ag ↓ +3NH3 + H2O
Người ta thu được khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ vào tính chất nào?
Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy không khí nhờ dựa vào tính chất: khí oxi nặng hơn không khí
Điện phân (với cực điện trơ, mồng ngăn xốp) dung dịch gồm 0,2 mol Fe2(SO)4, 0,2 mol CuSO4 và 0,4 mol NaCl. Biết rằng hiệu suất điện phân đạt 100%. Tổng số mol khí sinh ra tại anot trong trường hợp này là gì?
Tại catot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
(1) Fe3+ +1e →Fe2+ (2) Cu2+ + 2e →Cu
(3) Fe2+ + 2e →Fe (4) 2H2O + 2e →H2 + 2OH-
Tại anot sẽ lần lượt xảy ra các quá trình:
a) 2Cl- → Cl2 + 2e b) 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Trong dung dịch ban đầu có 0,4 mol Fe3+ , 0,2 mol Cu2+ , 0,4 mol Cl- và các ion khác không tham gia phản ứng điện phân
Khi catot tăng 112,8 gam, tức là Cu2+ vừa hết, phản ứng (2) vừa kết thúc. Khi đó dung dịch chỉ có mù trắng xanh của Fe2+ nên phưng án A sai
Khi khối lượng catot tăng lên 6,4 gam, tức là đã có 0,1 mol Cu2+ bị điện phân. Vậy phản ứng (1) đã xảy ra hết, phản ứng (2) xảy ra một phần
Áp dụng công thức : q = ∑ni ziF
Trong đó ni là số mol chất i (phân tử hoặc ion) bị điện phân, zi là số e của chất i trao đổi ở điện cực
Ta có: q = (0,4.1 + 0,1.2).96500= 57900 (C)
Khi có 4,48 lít khí thoát ra ở anot, tức là có 0,2 mol khí thoát ra suy ra phản ứng (a) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Tại anot có 0,4 mol e trao đổi.
Đông thời tại catot phản ứng (1) xảy ra hoàn toàn và vừa đủ. Chưa có kim loại kết tử trên điện cực.
Khi có khí bắt đầu thoát ra ở catot tức là các phản ứng (1) (2) (3 ) (4) đã xyar ra oàn toàn. Số e trao đổi ở catot là 1,4 mol.
Tại anot, phản ứng (a) đã xảy ra hoàn toàn và có 0,4 mol e đã tiêu thụ trong phản ứng (a), sinh ra 0,2 mol Clo
Số e tiêu thụ cho phản ứng (b) sẽ là 1 mol. Vậy có 0,25 mol khí oxi sinh ra.
Tổng số mol khí sinh ra tại anot trong trường hợp này là 10,08 lít.
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.
a) Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng
Cu2+/Cu và Ag+/Ag
Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.
Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag
b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ( 1 )
64 g → 2.108
=> tăng 216 - 64 = 152 (g)
Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)
Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.
Câu A. C2H5ONa, NaOH, NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2
Câu B. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3,CH3NH2, C2H5ONa, NaOH
Câu C. NH3, C6H5NH2, CH3C6H4NH2, CH3NH2, C2H5ONa, NaOH
Câu D. C6H5NH2, CH3C6H4NH2, NH3, CH3NH2, NaOH, C2H5ONa
Để khử hoàn toàn 23,2 gam một oxit kim loại cần dùng 8,96 lít H2 (đktc). Xác định kim loại đó?
Gọi công thức của oxit kim loại là MxOy
Số mol H2 là nH2 = 8,96/22,4 = 0,4(mol)
MxOy + yH2 → xM + yH2O
0,4/y 0,4
Ta có: M(oxit) = 23,2 : (0,4/y) = 23,2/ 0,4 = 58y
Như vậy:
Mx + 16y = 58y
Mx = 42y
→ x/y = 42/M
Giá trị thỏa mãn: M = 56; x = 3; y = 4
Kim loại là Fe và công thức oxit là Fe3O4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB