Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là chu kì? Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì nhỏ, bao nhiêu chu kì lớn? Mỗi chu kì có bao nhiêu nguyên tố?


Đáp án:

Chu kì là dãy các nguyên tố hóa học mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Bảng tuần hoàn có 3 chu kì nhỏ (chu kì 1,2,3) với số nguyên tố tương ứng là 2,8,8. Bảng tuần hoàn có 4 chu kì lớn (4, 5, 6, 7) với số nguyên tố tương ứng 18, 18, 32,32 (trong đó chu kì 7 chưa hoàn chỉnh mới có 16 nguyên tố).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thực hiện các thí nghiệm sau (a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3 (e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

(b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường


Đáp án:

Thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là:

  1. a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl:
  2. c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
  3. d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3
  4. e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
  5. f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

=> Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường la 5.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học: a) CaO, CaCO3 b) CaO, MgO Viết các phương trình phản ứng hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nhận biết từng cặp chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:

a) CaO, CaCO3

b) CaO, MgO

Viết các phương trình phản ứng hóa học.


Đáp án:

Nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau:

a) CaO và CaCO3.

Lẫy mẫu thử từng chất cho từng mẫu thử vào nước khuấy đều.

Mẫu nào tác dụng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tan trong nước là CaCO3.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

b) CaO và MgO.

Lấy mẫu thử từng chất và cho tác dụng với H2O khuấy đều.

Mẫu nào phản ứng mạnh với H2O là CaO.

Mẫu còn lại không tác dụng với H2O là MgO.

PTPỨ: CaO + H2O → Ca(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Este nào nào sau đây có mùi chuối chín ?

Đáp án:
  • Câu A. Benzyl axeat.

  • Câu B. Vinyl axetat.

  • Câu C. isoamyl valerat

  • Câu D. Isoamyl axetat.

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng thủy phân trong môi trường axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất không có phản ứng thủy phân trong môi trường axit là


Đáp án:
  • Câu A. tinh bột.

  • Câu B. etyl axetat.

  • Câu C. Gly–Ala.

  • Câu D. glucozơ.

Xem đáp án và giải thích
Xiclobutan có phải là đồng phân của các buten hay không, nếu có thì là đồng phân loại gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xiclobutan có phải là đồng phân của các buten hay không, nếu có thì là đồng phân loại gì?


Đáp án:

Xiclobutan là đồng phân của các buten, thuộc loại đồng phân cấu tạo khác nhau về bản chất nhóm chức.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…