Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao? Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các oxit sau đây thuộc loại oxit axit hay oxit bazơ? Vì sao?

Na2O, MgO, CO2, Fe2O3, SO2, P2O5. Gọi tên các oxit đó.


Đáp án:

Các oxit axit: (vì là oxit của phi kim tương ứng với một axit (H2CO3, H2SO3, H3PO4)

CO2: Cacbon đioxit.

SO2: Lưu huỳnh đioxit.

P2O5: điphotpho pentaoxit.

Các oxit bazơ là:(vì là oxit của kim loại tương ứng với một bazơ(NaOH, Ca(OH)2, Fe(OH)3)

Na2O: Natri oxit.

MgO: Magie oxit.

Fe2O3: Sắt(III) oxit.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đặc điểm của ăn mòn điện hóa là :


Đáp án:
  • Câu A. Không phát sinh dòng điện.

  • Câu B. Có phát sinh dòng điện

  • Câu C. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào nhiệt độ

  • Câu D. Tốc độ ăn mòn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Xem đáp án và giải thích
Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Một oxit của sắt khi tan vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X làm mất màu thuốc tím và có khả năng hòa tan Cu. Công thức oxit là


Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3.

  • Câu B. Fe3O4.

  • Câu C. FeO2.

  • Câu D. FeO.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 21 gam hỗn hợp gồm Al và Al2O3 bằng HCl vừa đủ được dung dịch A và 13,44 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch (lít) NaOH 0,5M cần cho vào dung dịch A để thu được 31,2 gam kết tủa là?


Đáp án:

Gọi số mol Al và Al2O3 lần lượt là a và b mol

→ 27a + 102b = 21

2Al (a) + 6HCl → 2AlCl3 (a) + 3H2 (1,5a mol)

Al2O3 (b) + 6HCl → 2AlCl3 (2b mol) + 3H2O

nkhí = 0,6 mol → 1,5a = 0,6 mol

Giải hệ phương trình được a = 0,4 và b = 0,1 mol.

Dung dịch A có ion Al3+: a + 2b = 0,6 mol

n = 0,4 < nAl3+ = 0,6 nên có hai trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Al3+ dư, NaOH hết

Al3+ + 3OH- (1,2) → Al(OH)3 ↓ (0,4 mol)

→ VNaOH = 1,2: 0,5 = 2,4 lít.

Trường hợp 2: Al3+ và NaOH đều hết, kết tủa tan một phần

Al3+ (0,6) + 3OH- (1,8) → Al(OH)3 ↓ (0,6 mol)

Sau phản ứng còn 0,4 mol kết tủa, nên kết tủa tan 0,2 mol

Al(OH)3↓ (0,2) + OH- → AlO2- (0,2 mol) + 2H2O

∑nNaOH = 1,8 + 0,2 = 2 mol

→ VNaOH = 2: 0,5 = 4 lít.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Mg, MgO, Fe3O4 và Fe(NO3)2 (trong đó oxi chiếm 29,68% theo khối lượng) trong dung dịch HCl dư thấy có 4,61 mol HCl phản ứng. Sau khi các phản ứng xảy ra xong thu được dung dịch Y chỉ chứa 231,575 gam muối clorua và 14,56 lít (đktc) khí Z gồm NO, H2. Z có tỉ khối so với H2 là 69/13. Thêm dung dịch NaOH dư vào Y, sau phản ứng thu được kết tủa G. Nung G trong không khí đến khối lượng không đổi được 102,2 gam chất rắn T. Phần trăm khối lượng Fe3O4 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây? 


Đáp án:

Giải

Ta có: nX = 0,65 mol

MZ = 2.69/13 = 138/13

Dùng phương pháp đường chéo => nNO = 0,2 mol ; nH2 = 0,45 mol

Gọi mX = m gam => mO = 0,2968m => nO = 0,2968m/16 mol

Dung dịch Y chỉ chứa muối clorua nên ta có : nH2O = 0,2968m/16 – 0,2

m+ mHCl = mY + mZ + mH2O

→ m + 36,5.4,61 = 231,575 + 0,65.(138/13) + 18.(0,2968m/16 – 0,2)

→ m + 168,265 = 238,475 + 0,3339m – 3,6

→ 0,6661m = 66,61

→ m = 100 g

→ nH2O = 1,655 mol

==> nO = 0,2968m/16 = (0,2968.100)/ 16 = 1,855 mol

BTNT H : nHCl = 2nH2 + 2nH2O + 4nNH4

→ 4,61 = 2.0,45 + 2.1,655 + 4nNH4

→ nNH4 = 0,1 mol

BTNT N: 2nFe(NO3)2 = nNO + nNH4 = 0,2 + 0,1 = 0,3

→ nFe(NO3)2 = 0,15 mol

Đặt a, b, c là số mol Mg, MgO, Fe3​O4​ trong X

→ nO = b + 4c + 0,15.6 = 1,855

 mX = 24a + 40b + 232c + 180.0,15 = 107,2

 mT = 40(a + b) + 160(3c + 0,15)/2 = 114,2

→ a = 1,3; b = 0,355; c = 0,15

→ %Fe3​O4​ = 32,46%

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và a mol Cu vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,6 lít hỗn hợp NO và N2 (đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 14,5. Tìm a?


Đáp án:

    Gọi x, y là số mol của N2 và NO trong hỗn hợp.

  Ta có: ∑necho = ∑ne nhận ⇒ 0,3 + 2a = 1,25 + 0,375

    ⇒ a = 0,6625 mol

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…