Cho công thức hóa học của các chất sau:
a) Khí nitơ N2;
b) Khí amoniac NH3;
c) Axit clohiđric HCl.
d) Muối kẽm sunfat ZnSO4.
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
a) Từ công thức hóa học của khí nitơ N2 biết được:
- Khí nitơ do nguyên tố nitơ tạo ra.
- Có 2 nguyên tử nitơ trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 2.14 = 28 (đvC).
b) Từ công thức hóa học của amoniac NH3 biết được:
- Amoniac do hai nguyên tố N và H tạo ra.
- Có 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử H trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 14 + 3.1 = 17 (đvC).
c) Từ công thức hóa học của axit clohiđric HCl biết được:
- Axit clohiđric do hai nguyên tố H và Cl tạo ra.
- Có 1 nguyên tử H và 1 nguyên tử Cl trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 1 + 35,5 = 36,5 (đvC).
d) Từ công thức hóa học của kẽm sunfat ZnSO4 biết được:
- Kẽm sunfat do 3 nguyên tố Zn, S và O tạo ra.
- Có 1 nguyên tử kẽm, 1 nguyên tử lưu huỳnh và 4 nguyên tử oxi trong một phân tử.
- Phân tử khối bằng: 65 + 32 + 16.4 = 161 (đvC).
Kim loại có những tính chất hóa học nào? Lấy ví dụ và viết các phuwong trình hóa học minh họa với kim loại magie.
Kim loại có những tính chất hóa học chung:
1. Phản ứng của kim loại với phi kim:
2Mg + O2 → 2MgO
Mg + Cl2 → MgCl2
2. Phản ứng của kim loại với dung dịch axit:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 ↑
Mg + H2SO4loãng → MgSO4 + H2 ↑
3. Phản ứng của kim loại với dung dịch muối:
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu.
Thực hiện phản ứng thuỷ phân 16,2 gam xenlulozơ trong môi trường axit, sau một thời gian phản ứng, đem trung hoà axit bằng kiềm, lấy hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 16,2 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thuỷ phân là
(C5H10O5)n → nC6H12O6 → 2nAg
ntinh bột = 1/2. nAg = 0,075mol ⇒ mtinh bột = 12,15g
H% = 12,15 : 16,2 x 100% = 75%
Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
Gọi nguyên tử khối của kim loại A là A.
Phương trình hóa học của phản ứng:
2A + Cl2 → 2ACl
mA = 9,2g, mACl = 23,4g.
Có nA = nACl
nA = 9,2/A; nACl = 23,4 : (A + 35,5)
⇒ 9,2 x (A + 35,5) = A x 23,4.
⇒ A = 23. Vậy kim loại A là Na.
Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau: (a) 2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O (b) 2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O (c) Fe(OH)2 + H2SO4 → FeSO4 + 2H2O (d) 2Fe3O4 + 10H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + SO2 + 10H2O Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
Câu A. (d)
Câu B. (c)
Câu C. (a)
Câu D. (b)
Hoà tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là
Ta có: nH2 = 0,05 mol
--> m = 2,43 + 0,05.96 = 7,23g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet