Nguyên tử A có tổng số hạt là 52, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16. Tính số hạt proton và nơtron trong nguyên tử
Tổng số hạt trong nguyên tử A là 52 nên p + n + e = 52
Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, ta được 2p + n = 52 (1).
Trong nguyên tử A, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 nên (p + e) – n = 16 hay 2p – n = 16, suy ra n = 2p – 16 (2).
Thay (2) vào (1) ta có: 2p + (2p – 16) = 52 suy ra p = 17
Thay p = 17 vào (2) ta được n = 18.
Vậy số hạt proton là 17, số hạt nơtron là 18.
Để loại khí clo có lẫn trong không khí, có thể dùng chất nào sau đây: Nước, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl.
Để loại khí clo có lẫn trong không khí, ta dùng dung dịch NaOH, vì dung dịch NaOH có phản ứng với khí clo còn các dung dịch khác thì không.
Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
Hòa tan m gam hỗn hợp T gồm FexOy, Fe và Cu bằng dung dịch chứa 1,8 mol HCl và 0,3 mol HNO3, sau phản ứng thu được 5,824 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X chứa (m + 60,24) chất tan. Cho a gam Mg vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu được (m - 6,04) rắn và hỗn hợp Y gồm hai khí (trong đó có một khí hóa nâu trong không khí) có tỉ khối so với He bằng 4,7. Giá trị của a?
MY = 18,8 → Y chứa NO (3y) và H2 (2y) → X chứa H+ và NO3- dư.
nNO = 0,26 mol
Bảo toàn khối lượng:
m + 1,8.36,5 + 0,3.63 = m + 60,24 + 0,26.30 + mH2O
→ nH2O = 0,92 mol
Bảo toàn nguyên tố H → nH+ dư = 0,26 mol
Đặt nNH4+ = x
Bảo toàn nguyên tố N → x + 3y + 0,26 = 0,3
nH+, dư = 10x + 4.3y + 2.2y = 0,26
→ x = y = 0,1 mol
Ban đầu: nH+, pư = 0,92.2 = 4nNO + 2.nO (A) → nO (A) = 0,4 mol4
Trong khi cho Mg vào X thu được m – 6,04 > m – 6,4 nên Mg dư.
→ mMg dư = 6,4 - 6,04 = 0,36 gam
Mg + X Dung dịch chứa Mg2+ (p mol), NH4+ (0,01 mol), Cl- (1,8 mol)
Bảo toàn điện tích → p = 0,895 mol
→ mMg bd = 24.0,895 + 0,36 = 21,84 gam
Dùng phương pháp học học hãy nhận biết các chất trong các nhóm sau, viết phương trình hóa học các phản ứng xảy ra.
a) Fonalin , axeton, xiclohexen, glixerol.
b) Anzol benzylic, benzen, benzanđêhit.
a) Dùng dung dịch AgNO3/NH3nhận biết được fomalin vì tạo ra kết tủa Ag.
HCHO + 4[Ag(NH3)2](OH)→(NH4)2CO3 + 4Ag + 6NH3 + 2H2O
Dùng Cu(OH)2 nhận biết được glixerol vì tạo thành dung dịch xanh lam trong suốt.
Dùng dung dịch brom nhận biết được xiclohexen. Mẫu còn lại là axeton.
b) Ancol benzylic, benzen, benzanđêhit.
Dùng dung dịch AgNO3/NH3nhận biết được benzanđêhit vì tạo kết tủa Ag.
C6H5CHO + 2[Ag(NH3)2](OH)→C6H5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O
Dùng Na nhận biết được ancol benzylic vì sủi bọt khí. mẫu còn lại là bên.
2C6H5CH2OH + 2Na→2C6H5CH2ONa + H2
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta những thông tin gì? Cho thí dụ.
Cấu hình electron của nguyên tử cho ta biết: cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố electron trên các lớp và phân lớp. Từ đó dự đoán được nhiều tính chất của nguyên tử nguyên tố.
Thí dụ: Nguyên tử Na có cấu hình electron là 1s22s22p63s1
Nguyên tử Na thuộc nhóm IA là kim loại hoạt động mạnh có 1e lớp ngoài cùng, có 3 lớp electron.
Hấp thụ toàn bộ 0,896 lít CO2 vào 3 lít dd Ca(OH)2 0,01M được:
Câu A. 1g kết tủa
Câu B. 2g kết tủa.
Câu C. 3g kết tủa
Câu D. 4g kết tủa
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet