Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch?
Câu A. NaCl và Ba(NO3)2.
Câu B. AlCl3 và CuSO4.
Câu C. Na2CO3 và KOH.
Câu D. NaOH và NaHCO3. Đáp án đúng
Các cặp chất: NaCl và Ba(NO3)2; AlCl3 và CuSO4; Na2CO3 và KOH; đều không có phản ứng. Cặp chất NaOH và NaHCO3 có phản ứng nên không thể cùng tồn tại trong dung dịch: NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O; => Đáp án D.
Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Hòa tan 4,64 gam A trong dung dịch H2SO4 loãng dư được 200 ml dung dịch X . Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần thiết để chuẩn độ hết 100 ml dung dịch X?
Vì số mol của FeO bằng số mol của Fe2O3 nên ta coi hỗn hợp là Fe3O4
Ta có:
Trong 100 ml X sẽ có 0,01 mol FeSO4 nên:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
→ nKMnO4 = 0,02 mol → VKMnO4 = 0,02/0,1 = 0,2 lit
Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là
3KOH +(RCOO)3C3H5 → 3RCOOK + C3H5(OH)3 (1)
KOH + R'COOH → R'COOK + H2O (2)
nKOH (2) = (4/35).10-3. 36,4.10-3 = 2,6 mol
⇒ nKOH (1) = (7,366.10-3)/56 - 2,6
BTKL: mKOH + mCB = mxà phòng + mC3H5(OH)3 + mH2O
⇔ 7,366 + 36,4 = mxà phòng + (nKOH (1). 1/3. 92 + nKOH (2).18).10-3 (kg)
⇔ mxà phòng = 39,765 kg
Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp: "Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được: Đâu có ... là có ..."
Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được
Đâu có vật thể là có chất.
Hai bình như nhau, bình A chứa 0,50 lít axit clohiđric 2M, bình B chứa 0,50 lít axit axetic 2,0M được bịt kín bởi 2 bóng cao su như nhau. Hai mẩu Mg khối lượng như nhau được thả xuống cùng một lúc. Kết quả sau 1 phút và sau 10 phút (phản ứng đã kết thúc) được thể hiện như ở hình dưới đây. Hãy nhận xét và giải thích.
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
nCH3COOH = nHCl = 0,5.2 = 1 mol
HCl là chất điện li mạnh nên phân li hoàn toàn ⇒ nồng độ H+ lớn ⇒ H2 thoát ra mạnh hơn. CH3COOH là chất điện li yếu ⇒ nồng độ H+ nhỏ ⇒ H2 thoát ra yếu hơn.
Sau 1 phút thấy khí H2 ở HCl nhiều hơn so với CH3COOH (Mg phản ứng với HCl nhanh hơn CH3COOH). Sau phản ứng kết thúc 10 phút khí H2 bay ra ở 2 bình như nhau vì nH2 = 0,5 mol (bằng nhau).
Chọn một thuốc thử để phân biệt các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học. (Nêu rõ cách tiến hành).
a) Dung dịch glucozơ và dung dịch rượu etylic.
b) Dung dịch glucozơ và dung dịch axit axetic.
a) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Chọn thuốc thử là AgNO3 trong dung dịch NH3 (đun nóng): Nhỏ vài giọt AgNO3 trong dung dịch NH3 lần lượt vào 2 ống nghiệm và đặt ống nghiệm vào cốc nước nóng:
+ Chất nào tham gia phản ứng tạo sản phẩm có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozo
PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.
+ Chất còn lại không tác dụng là rượu etylic.
b) Trích mẫu thử và đánh số thứ tự:
- Chọn thuốc thử là Na2CO3: Lần lượt nhỏ vài giọt dung dịch Na2CO3 vào 2 ống nghiêmh
+ Ống nghiệm nào có phản ứng cho khí bay ra là CH3COOH
PTHH: 2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + H2O + CO2
+ Chất còn lại không phản ứng là glucozơ
(Có thể dùng thuốc thử là quỳ tím, dung dịch chuyển màu làm quỳ tím thành đỏ là CH3COOH, chất còn lại không làm chuyển màu quỳ tím là glucozơ).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB