Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M. b) Tính P2 theo P1
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn).

a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M.

b) Tính P2 theo P1


Đáp án:

a) nH2SO4 = 0,15.0,08 = 0,012 mol

nO2 dư + nO2 mới sinh = 2,2848/22,4 = 0,102 mol

3O2    -tia lửa điện→     2O3 (1)

0,018              ←           0,012 mol

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 (2)

0,012        ← 0,024 mol     →     0,012

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (3)

0,012 mol → 0,024 mol

Từ pt (3) ⇒ nKOH = 2.nH2SO4 = 2.0,012 = 0,024 mol

Từ pt (2) ⇒ nO3 pư = nO2 sinh ra = 1/2. nKOH = 0,012 mol

Từ pt(1) ⇒ nO2 pư = 3/2. nO3 = 0,018 mol

⇒ nO2 ban đầu = 0,018 + 0,102 – 0,012 = 0,108 mol

Hiệu suất phản ứng là:

H% = (0,018/0,108). 100% = 16,67%

b) Bình kín và nhiệt độ không đổi ta có: P1/P2 = n1/n2 = 0,108/0,102 => P2 = 0,944P1

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các khí : O2, O3, NH3, HCl và H2S đựng trong các bình riêng biệt.



Đáp án:

Dùng giấy quỳ tím ẩm : HCl và H2S làm đổi màu quỳ tím thành đỏ ; NH3 làm đổi màu quỳ tím thành xanh ; O3 làm mất màu quỳ tím.

Dùng giấy tẩm dung dịch Pb(NO3)2 : H2S làm giấy có màu đen.



Xem đáp án và giải thích
Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C? A. Có cùng thành phần hạt nhân. B. Có cùng khối lượng hạt nhân. C. Có cùng điện tích hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụ từ: “có cùng số proton trong hạt nhân”, trong định nghĩa về nguyên tố hóa học. Đó là cụm từ A, B hay C?

   A. Có cùng thành phần hạt nhân.

   B. Có cùng khối lượng hạt nhân.

   C. Có cùng điện tích hạt nhân.


Đáp án:

 C. Có cùng điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Tìm khối lượng hỗn hợp X
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A.

    1,44.

  • Câu B.

    1,62.

  • Câu C.

    3,60.

  • Câu D.

    1,80.

Xem đáp án và giải thích
Chất lưỡng tính
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các chất: Cr(OH)3, Al2(SO4)3, Mg(OH)2, Zn(OH)2, MgO, CrO3. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 3

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng hóa học sau: 3K2MnO4+ 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH, nguyên tố mangan đóng vai trò gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong phản ứng hóa học sau:

3K2MnO4+ 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH, nguyên tố mangan đóng vai trò gì?


Đáp án:

 Trong phản ứng hóa học sau:

3K2MnO4+ 2H2O → 2KMnO4 + MnO2 + 4KOH, nguyên tố mangan đóng vai trò:

Ta thấy số oxi hóa của nguyên tố Mn vừa tăng và vừa giảm nên nó vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…