Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là gì?


Đáp án:

Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y

nOH- = x + 2y; nBa2+= y

Phản ứng trung hoà:

H+          +           OH-       --->  H2O

x + 2y                 x + 2y

Ta có: x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol

Phản ứng với CO2: nCO2 =  0,1792 :  22,4 = 8.10-3

nOH-/nCO2 = 0,01/8.10-3  = 1,25

=> có 2 phản ứng xảy ra

CO2 + 2 OH- → CO32- + H2O

CO2 + OH- → HCO3-

Từ nCO2 = 8.10-3 mol và nOH- = 0,01 mol => nCO32- = 2.10-3 mol

nHCO3- = 6.10-3 mol

Mặt khác: nCO32- > nBaCO3 = 1,5.10-3 mol => toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa

Tính ra: y = 1,5.10-3 và x = 7.10-3 ,0l

Vậy CM(NaOH) = 0,14M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 6,58 gam Cu(NO3)2 trong bình kín không chứa không khí, sau một thời gian thu được 4,96 gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Hấp thụ hoàn toàn X vào nước để được 300 ml dung dịch Y. Dung dịch Y có pH bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol NO2 là 4x , số mol của O2 là x mol

→ 46. 4x + 32. x = 6,58 - 4,96 → x = 0,0075 mol

→ nHNO3 = nNO2 = 4x = 0,03 mol

→ pH = -log[H+]= -log 0,1 = 1.

Xem đáp án và giải thích
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)

Phần không tan là Fe và Cr

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)

Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)

Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)

Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)

Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al

Theo bài ra ta có hệ phương trình

56x + 52y + 27z = 100

x+y=1,7

3z/2 = 0,3

=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.

Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :

%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%

%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%

%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4,10 g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 g Na2C03 ; 1,35 g H20 và 1,68 lít C02 (đktc). Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4,10 g chất hữu cơ A người ta thu được 2,65 g Na2C03 ; 1,35 g H20 và 1,68 lít C02 (đktc). Xác định công thức đơn giản nhất của chất A.





Đáp án:

Chất A chắc chắn có C, H, Na, có thể có O.

Khối lượng C trong 1,68 lít C02: ( =0,900(g).

Khối lượng C trong 2,65 g Na2C03: (= 0,300(g).

Khối lượng C trong 4,10 g chất A : 0,900 + 0,300 = 1,20 (g).

Khối lượng Na trong 2,65 g Na2C03: ( = 1,15(g)

Khối lượng H trong 1,35 g H20 : ( = 0,15 (g).

Khối lượng O trong 4,10 g A : 4,10 - 1,20 - 0,15 - 1,15 = 1,60 (g) Chất A có dạng CxHyOzNat

x : y : z: t = = 2 : 3 : 2 : 1.

Công thức đơn giản nhất là C2H3O2Na.





Xem đáp án và giải thích
Mối liên hệ V, x, y
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm x mol Ba và y mol Al vào nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Mối liên hệ giữa V, x và y là

Đáp án:
  • Câu A. V = 22,4 (x +3y).

  • Câu B. V = 22,4 (x +y).

  • Câu C. V = 11,2 (2x +3y).

  • Câu D. V = 11,2 (2x +2y).

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ A vào tên thông thường, chữ B vào sau tên thay thế và C sau tên gốc – chức. a) Pentan [] b) isopentan [] c) neopentane [] d) – metylpropan [] e) isobutane [] g) 3- metylpentan []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ A vào tên thông thường, chữ B vào sau tên thay thế và C sau tên gốc – chức.

a) Pentan []

b) isopentan []

c) neopentane []

d) – metylpropan []

e) isobutane []

g) 3- metylpentan []


Đáp án:

a b c d e g
B A A B A B

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…