Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao? Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy nước được không? Tại sao?

Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí được không? Hãy giải thích và mô tả bằng hình vẽ. Cho biết vai trò của H2SO4 đặc.


Đáp án:

– Không thể thu khí clo bằng cách đẩy nước vì khí clo tác dụng được với nước:

Cl2 + H2O ⇄ HCl + HClO.

– Có thể thu khí clo bằng cách đẩy không khí và để ngửa bình vì khí clo nặng hơn không khí (M = 71 > M = 29).

H2SO4 đặc để hút nước.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,9 gam Na vào 100,0 ml dung dịch HCl thu được dung dịch chứa 14,59 gam chất tan. Cho dung dịch X vào dung dịch AgNO3 dư, thu được số gam kết tủa là bao nhiêu gam?


Đáp án:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2 ↑

NaOH + HCl → NaCl + H2O

nNaOH = nNa = 0,3 mol

Nếu chất tan chỉ có NaCl ⇒ nNaCl = 0,3 mol

⇒ mNaCl = 0,3.58,5 = 17,55 > 14,59 gam ⇒ chất tan phải chứa NaOH dư

Đặt nNaCl = x ; nNaOH = y

⇒ x + y = 0,3

58,5x + 40y = 14,59

⇒ x = 0,14; y = 0,16

Ag+ + Cl+ → AgCl ↓

2Ag+ + OH- → Ag2O ↓ + H2O

⇒ nAgCl = nCl - = nNaCl = 0,14 mol

nAg2O = 1/2 nOH- = 1/2 nNaOH = 0,08 mol

⇒ mkết tủa = 143,5.0,14 + 232.0,08 = 38,65 gam

Xem đáp án và giải thích
Các phản ứng không phải oxi hóa - khử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hóa học sau:

(1) NH3 + dung dịch FeCl3 →                   (2) O3 + dung dịch KI →

(3) NaOH + dung dịch NaHS →                (4) CO2 + dung dịch Na2CO3 →

(5)  Na2SO3 + dung dịch HCl →               (6) Fe + dung dịch HCl  →

A. 2, 3, 4, 5                B. 1, 3, 4, 5                C.  2, 3, 5        D. 1, 3, 5, 6

Các phản ứng không phải phản ứng oxi hóa – khử:


Đáp án:
  • Câu A.

    A

  • Câu B.

    B

  • Câu C.

    C                              

  • Câu D.

    D

Xem đáp án và giải thích
Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lắp đặt các đường ống bằng thép trong lòng đất, nhận thấy cứ khoảng vài chục mét người ta lại nối ống thép với một tấm kim loại nhôm hoặc kẽm. Hãy giải thích mục đích của việc làm này.



Đáp án:

Mục đích là bảo vệ các ống thép bằng phương pháp điện hoá. Các lá Zn hoặc Al là cực âm, chúng bị ăn mòn. Ống thép là cực dương, không bị ăn mòn điện hoá học.


Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X thu được 0,3 mol CO2 và 0,3 mol H2O. Nếu cho 0,1 mol X tác dụng hết với NaOH thì thu được 8,2 gam muối. Công thức cấu tạo của X?


Đáp án:

Ta có: nCO2 = nH2O = 0,6/2 = 0,3 mol

→ Este no, đơn chức, mạch hở

→ Trong 0,1 mol X có 0,3 mol C và 0,6 mol H

→ Trong 1 mol X có 3 mol C và 6 mol H

→ Công thức phân tử của este X đơn chức là C3H6O2

Khi X tác dụng với NaOH thu được muối có dạng RCOONa

→ nRCOONa = nX = 0,1 mol

→ MRCOONa = 8,2/0,1 = 82 → MR = 15 → R là CH3

→ Muối là CH3COONa → Công thức cấu tạo của X là CH3COỌCH3

Xem đáp án và giải thích
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên: a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó? b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó? c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao? d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:

a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?

b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?

c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?


Đáp án:

a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2

b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl

c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3

PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2

d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…