Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, thu được 5,6l khí (đktc). Tìm kim loại X, Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng dư dd HCl loãng, thu được 5,6l khí (đktc). Tìm kim loại X, Y.


Đáp án:

A (x) + HCl → ACl + 1/2 H2 (0,5 x)

B (y) + 2HCl → BCl2 + H2 (y)↑

⇒ nH2 = 0,5x + y = 0,25 ⇒ 0,25 < x + y < 0,5

⇒ 7,1/0,5 < M < 7,1/0,25 ⇒ 14,2 < M < 28,4

Chỉ có cặp nghiệm A = 23 (Na ), B = 24 (Mg) thỏa mãn

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hai este X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44. a)  Tìm công thức phân tử của X và Y. b) Cho 4,4 g hồn hợp X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,45 g chất rắn khan và hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng. 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hai este X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44.

a)  Tìm công thức phân tử của X và Y.

b) Cho 4,4 g hồn hợp X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,45 g chất rắn khan và hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng. 

 


Đáp án:

a) MX = 44.2 = 88 (g/mol).

Vì nhóm COO trong phân tử este có khối lượng là 44, nên X và Y thuộc loại este đơn chức dạng RCOOR' hay CxHyO2.

Ta có :         12x + y = 56→x = 4;y = 8

Công thức phân tử của X và Y là C4H8O2. X, Y thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở.

b) Đặt công thức chung của 2 este là RCOOR ’. Phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH :

RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH

Chất rắn khan là hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp (vì hai ancol là đồng đẳng kế tiếp).

neste= n muối== 0,05 mol 

RCOONa =  = 89 (g/mol)

→R = 22.

Hai muối tương ứng là CH3COONa và C2H5COONa.

X là CH3COOCH2CH3 (etyl axetat), Y là C2H5COOCH3 (metyl propionat). 



Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl.


Đáp án:

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.

    FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

  - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

    FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.

    MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

    - Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.

    - Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

    ⇒ dung dịch AlCl3.

    AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

    Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

    - Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.

    KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam. a) Viết phương trình hoá học. b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt có khối lượng 5 gam vào 50 ml dung dịch CuSO4 15% có khối lượng riêng là 1,12 g/ml. Sau một thời gian phản ứng, người ta lấy lá sắt ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, cân nặng 5,16 gam.

a) Viết phương trình hoá học.

b) Tính nồng độ phần trăm các chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình hoá học : Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

b) Khối lượng dung dịch CuSO4 : mdd CuSO4 = 1,12 x 50 = 56 (gam).

CuSO4 + Fe → FeSO4 + Cu

64x — 56x = 5,16 - 5 = 0,16 (gam) => x = 0,02 mol.

mCuSO4 tham gia phản ứng = 0,02 x 160 = 3,2 (gam);

100 gam dung dịch CuSO4 có 15 gam CuSO4 nguyên chất.

56 gam dung dịch CuSO4 có X gam CuSO4 nguyên chất.

x = 56x15/100 = 8,4g; mCuSO4 còn lại = 8,4 - 3,2 = 5,2g

mFeSO4 = 0,02 x 152 = 3,O4g

mdd sau p/u = 56 - 0,16 = 55,84g

C%CuSO4 = 5,2/55,84 x 100% = 9,31%

C%FeSO4 = 3,O4/55,84 x 100% = 5,44%

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao? a) CH3OH và CH3OCH3 b) C2H5OH và C2H5OCH3 c) C2H5F và C2H5OH d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp chất sau đây chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn, tan trong nước tốt hơn, vì sao?

a) CH3OH và CH3OCH3

b) C2H5OH và C2H5OCH3

c) C2H5F và C2H5OH

d) C6H5CH2OH và C6H5OCH3


Đáp án:

a) CH3OH có nhiệt độ sôi hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro liên phân tử.

CH3OH tan trong nước tốt hơn CH3OCH3 vì CH3OH tạo được liên kết hidro với nước giúp nó phân tán tốt trong nước, tức là tan được trong nước.

c) d) Tương tự câu a ta có

Nhiệt độ sôi: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

Độ tan: C2H5OH > C2H5F; C6H5CH2OH > C6H5OCH3

 

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết 5 lọ mất nhãn sau: BaCl2, K2SO4, Al(NO3)3, Na2CO3, KCl


Đáp án:

Trích mẫu thử và đánh số thứ tự lần lượt

Sử dụng thuốc thử dung dịch Ba(OH)2

Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào 5 mẫu dung dịch trên.

Nhóm 1: Không có hiện tượng gì xảy ra là: BaCl2, KCl

Nhóm 2: Có kết tủa trắng xuất hiện: K2SO4 và Na2CO

Nhóm 3: Xuất hiện kết tủa keo tan trong kiềm dư là Al(NO3)3

2Al(NO3)3 + 3Ba(OH)2 → 3Ba(NO3)2 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2+ 4H2O

K2SO4 + Ba(OH)2→ BaSO4 + 2KOH

Na2CO3 + Ba(OH)2→ BaCO3 + 2NaOH

Sử dụng dung dịch HCl để nhận biết nhóm 2. 

Nhỏ HCl vào 2 kết tủa nhóm 2. Mẫu kết tủa là tan là BaCO3, vậychất ban đầu là Na2CO3. Chất còn lại không tan là K2SO4.

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl+ CO2 + H2O

Nhỏ dung dịch H2SO4 vào nhóm 1.

Mẫu thửu nào xuất hiện kết tủa trắng BaSO4, thì chất ban đầu là BaCl2có kết tủa

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl

Chất còn lại không có hiện tượng gì

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…