Các biện pháp để chất rắn tan nhanh trong dung môi là gì?
a) Khuấy dung dịch:
- Khuấy dung dịch tạo ra tiếp xúc mới giữa phân tử chất rắn và các phân tử nước nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
b) Đun nóng dung dịch:
- Ở nhiệt độ càng cao, các phân tử chuyển động càng nhanh làm tăng số lần va chạm giữa các phân tử nước và bề mặt chất rắn nên sự hòa tan diễn ra nhanh hơn.
c) Nghiền nhỏ chất rắn:
- Nghiền nhỏ chất rắn làm tăng diện tích tiếp xúc giữa chất rắn và phân tử nước, kích thước của vật rắn càng nhỏ thì sự hòa tan diễn ra càng nhanh.
Khối lượng K2Cr2O7 cần dùng để oxi hóa hết 0,6 mol FeSO4 trong môi trường H2SO4 loãng dư là bao nhiêu gam?
Bảo toàn e:
Fe+2 (0,6) → Fe+3 + 1e (0,6 mol)
Cr+6 (0,2) + 3e (0,6 mol) → Cr+3
⇒ nK2Cr2O7 = 1/2. nCr+6 = 0,1 ⇒ mK2Cr2O7 = 0,1. 294 = 29,4g
Thực hiện phản ứng xà phòng hoá chất hữu cơ X đơn chức với dung dịch NaOH, thu được một muối Y và ancol Z. Đốt cháy hoàn toàn 2,07 gam Z cần 3,024 lít O2 (đktc) thu được lượng CO2 nhiều hơn khối lượng nước là 1,53 gam. Nung Y với vôi tôi xút, thu được khí T có tỉ khối so với không khí bằng 1,03. Công thức cấu tạo của X là
Ta có: nO2 = 0,135 mol
nCO2 = u (mol), nH2O = v (mol)
=> 44u - 18v = 1,53
BTKL ta có: 44u + 18v = 2,07 + 0,135.32
=> u = 0,09 và v = 0,135
=> nZ = v - u = 0,045
=> MZ = 46: C2H5OH
MT = 30: C2H6
=> Y: C2H5COONa
=>X: C2H5COOC2H5
Câu A. C6H5NH2
Câu B. NH3
Câu C. CH3NH2
Câu D. (C6H5)2NH2
Nung 81,95gam hỗn hợp KCl, KNO3, và KClO3 (xúc tác thích hợp) đến khi khối lượng không đổi. Sản phẩm khí sinh ra tác dụng với hiđro, thu được 14,4 gam H2O. Sản phẩm rắn sinh ra được hòa tan trong nước rồi xử lí dung dịch này bằng dung dịch AgNO3, sinh ra 100,45gam AgCl kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu
a)
2KClO3 ---t0---> 2KCl + 3O2 (1)
x x 1,5x
2KNO3 --t0--> 2KNO2 + O2 (2)
y y 0,5y
2H2 + O2 --> 2H2O (3)
0,4 0,8
KCl + AgNO3 ----> AgCl + KNO3 (4)
0,7 0,7
b) Số mol H2O 0,8 mol; số mol AgCl 0,7 mol
Đặt số mol KClO3, KNO3 và KCl lần lượt là x mol, y mol và z mol
=>122,5x + 101y + 74,5z = 81,95 (*)
Từ (1), (2) và (3) => 1,5x + 0,5 y = 0,4 (**)
Từ (4) => nKCl = 0,7 = x + z (***)
Giải hệ (*), (**) và (***) ta được x = y = 0,2; z = 0,5
mKClO3 = 24,5g
mKNO3 = 20,2g
mKCl = 37,25 g
Một pentapeptit được tạo ra từ glyxin và alanin có phân tử khối 345 đvc. Số gốc glyxin và alanin trong chuỗi peptit trên là:
Câu A. 3 và 2
Câu B. 1 và 4
Câu C. 4 và 1
Câu D. 2 và 3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet