Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,25 mol bột Al với 0,15 mol bột Fe2O3 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí (giả sử chỉ có phản ứng khử Fe2O3 về Fe) thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, m gam chất rắn khan Z và 0,15 mol H2. Tính hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm và m?


Đáp án:

    nAl dư = 2nH2/ 3 = 0,1 mol

    ⇒ H = (0,25 – 0,1)/0,25 .100% = 60%

 ⇒ mZ = 160.(0,15 – 0,075) + 56.0,15 = 20,4 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy cho biết thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực? Cho ba ví dụ về liên kết cộng hóa trị không cực.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết thế nào là liên kết cộng hóa trị không cực? Cho ba ví dụ về liên kết cộng hóa trị không cực.


Đáp án:

- Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết trong đó cặp electron chung nằm ở giữa khoảng cách hai nguyên tử.

- Ví dụ: Liên kết trong phân tử F2,O2 và N2 là liên kết cộng hóa trị không cực.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng thủy phân tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân 324 g tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là:


Đáp án:
  • Câu A. 360 gam

  • Câu B. 270 gam

  • Câu C. 250 gam

  • Câu D. 300 gam

Xem đáp án và giải thích
Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau. Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s) 1 1M 25 Lá 190 2 2M 25 Bột 85 3 2M 35 Lá 62 4 2M 50 Bột 15 5 2M 35 Bột 45 6 3M 50 Bột 11 Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng: a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ? b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc? c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bảng dưới đây cho biết kết quả của 6 thí nghiệm xảy ra giữa Fe và dung dịch H2SO4 loãng. Trong mỗi thí nghiệm người ta dùng 0,2 gam Fe tác dụng với thể tích bằng nhau của axit, nhưng có nồng độ khác nhau.

Thí nghiệm Nồng độ axit Nhiệt độ (ºC) Sắt ở dạng Thời gian phản ứng xong (s)
1 1M 25 190
2 2M 25 Bột 85
3 2M 35 62
4 2M 50 Bột 15
5 2M 35 Bột 45
6 3M 50 Bột 11
 

Những thí nghiệm nào chứng tỏ rằng:

a) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ ?

b) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc?

c) Phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ axit?


Đáp án:

So sánh các điều kiện: nồng độ axit, nhiệt độ của dung dịch H2SO4 loãng và trạng thái của sắt với thời gian phản ứng để rút ra:

a) Thí nghiệm 2,thí nghiệm 4, thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ của dung dịch H2SO.

b) Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 5 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng diện tích tiếp xúc.

c) Thí nghiệm 4 và thí nghiệm 6 chứng tỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn khi tăng nồng độ của dung dịch H2SO4.

Xem đáp án và giải thích
Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi. a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính hiệu suất của phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta nung 4,9 gam KClO3 có xúc tác thu được 2,5 gam KCl và một lượng khí oxi.

a. Viết phương trình hóa học xảy ra.

b. Tính hiệu suất của phản ứng


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: 2KClO3 --t0--> 2KCl + 3O2

b. nKClO3 = 0,04 mol

2KClO--t0-->  2KCl + 3O2

1           →       1 mol

0,04        →   0,04 (mol)

Khối lượng KCl thu được theo lý thuyết là:

mlt = mKCl= nKCl.MKCl = 0,04.74,5 = 2,98 gam

Hiệu suất của phản ứng là: H = mtt/mlt . 100% = 83,9%

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng oxi hóa kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nung hỗn hợp Fe và KNO3 trong khí trơ. (2) Cho luồng khí H2 đi qua bột CuO nung nóng. (3) Đốt dây Mg trong bình kín chứa đầy SO2. (4) Nhúng dây Ag vào dung dịch HNO3 Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa kim loại:

Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 4

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…